Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng ở trẻ hay còn gọi là viêm loét miệng, khiến trẻ trở nên khó chịu, biếng ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng, với các biểu hiện dễ dàng nhận thấy là xuất hiện vài đốm trắng hơi mọng nước xuất hiện trong khoang miệng, thường ở lưỡi, nướu, khu má trong, môi,.. gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ.

Bệnh nhiệt miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất cứ giới tính nào.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng

Theo thông tin tức Việt Nam Y tế mới nhất có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng. Cụ thể như sau:

  • Do các bệnh sâu răng, viêm lợi hoặc bị nhiễm khuẩn… rồi dần lây lan ra lưỡi, má trong.
  • Do chức năng miễn dịch suy giảm, stress và dẫn tới nhiệt miệng.
  • Do bé lỡ cắn vào trong má khi ăn hay khi đánh răng làm thương tổn tới niêm mạc gây ra nhiễm trùng.
  • Trẻ thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tính nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Thời tiết nắng nóng, khô hạn cũng làm cho cơ thể trẻ bị thiếu nước.
  • Do thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, sắt, kẽm hay folic.
  • Do bệnh tay chân miệng.

 Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Theo như Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tùy vào cơ địa của mỗi người mà bệnh nhiệt miệng có các biểu hiện sau:

  • Bạn đầu khi bị nhiệt miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ trong khoang miệng, vết mụn nước đó có dạng hình tròn hoặc có hình bầu dục, có đường kính khoảng 2-10 mm có màu trắng hoặc màu ngà. Càng ngày đốm trắng đó càng lớn dần gây khó chịu cho trẻ trong sinh hoạt.
  • Trẻ biếng ăn, thậm chí không muốn uống sữa.
  • Sưng nướu răng, có thể bị chảy máu ở nướu.
  • Trẻ bị đau trong miệng.
  • Bị sốt.
  • Trẻ hay quấy khóc, nhăn nhó, uể oải và cảm giác miệt mỏi.
  • Miệng hay chảy nước bọt.
  • Có những trường hợp nặng hơn trẻ bị sốt cao và bị nổi hạch.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì – uống gì?

Khi trẻ bị nhiệt miệng thường rất biếng ăn, bởi vì khi ăn vào các thức ăn làm cho những mụn nước trong khoang miệng bị rát, vớ ra gây khó chịu cho bé, thậm chí là chảy máu. Nên khi các mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn nên cho bé ăn những thực phẩm sau giúp bé có thể ăn được và nhanh khỏi:

Nên cho bé uống nhiều nước

Trong thời gian nhiệt miệng nên cho bé uống nhiều nước, bởi vì một trong những nguyên nhân gây lở miệng là mất nước quá nhiều vì vậy cần bổ sung nước cho bé và bố mẹ nên cố gắng thuyết phục con uống nhiều nước để bệnh thuyên giảm.

Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng

Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng

Nước cà chua ép

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chín, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho trẻ dễ uống là được. Ngoài ra, nước cam nước chanh chứa một lượng vitamin C hết sức dồi dào, giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, giúp cho bé dễ dàng vượt qua những bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Hơn nữa Vitamin C cũng có tác dụng nhanh lành vết thương.

Tuy nhiên bố mẹ nhớ là không được cho các bé uống khi bụng đói nhé!

Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống với trẻ thì các mẹ có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt và giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt băm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả giúp vết thương trong khoang miệng cảu bé nhanh khỏi.

Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều nó sẽ phản tác dụng.

Trái cây tươi

Những loại trái cây có tính mát như đu đủ, dưa hấu, chuối,… không có tác dụng đặc trị nhiệt miệng nhưng lại có tác dụng cung cấp Vitamin cực kỳ cao, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát cơ thể.

Nhiệt miệng là một trong những bệnh trẻ em mà các con dễ mắc phải, vì vậy các mẹ nên lưu ý cho con ăn những đồ mát, hạn chế ăn các đồ cay nóng không tốt cho trẻ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...