Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Lưu ý những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm

Lưu ý những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh trầm cảm ở trẻ gây ra những bất ổn về tâm lý, thậm chí là tự làm tổn hại cho cơ thể, sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Trầm cảm ở trẻ rất nguy hiểm

Trầm cảm ở trẻ rất nguy hiểm

Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 36.000 – 40.000 người tự sát do trầm cảm, chỉ riêng tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 tại TP. HCM đã từng tiếp nhận 20 trường hợp bệnh nhi tự tử do trầm cảm quá nặng. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm đang gia tăng, nên rất cần sự quan tâm về sức khỏe của cha mẹ, cộng đồng bởi vì trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong và mắc các bệnh trẻ em thường gặp khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ

Theo tin tức Y Dược chia sẻ một số dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm như:

  • Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
  • Thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
  • Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
  • Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
  • Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.

Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ, nhưng dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây trầm cảm ở trẻ, cụ thể:

  • Cha mẹ ly dị: cha mẹ cãi nhau, ly dị sẽ làm thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ, có thể trẻ sẽ suy nghĩ là do lỗi của mình.
  • Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, và trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi.
  • Trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, cha mẹ không quam tâm hỏi han càng khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.
  • Áp lực học tập: Cha mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi, thông minh nên đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều, khi trẻ không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, tức giận, có khi phạt trẻ. Áp lực còn ở trong trường học, ví dụ giáo viên yêu cầu bé tả cây cau; nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học.
  • Thất bại trong học tập hay thi cử mặc dù trước đó trẻ học rất giỏi.
  • Thay đổi môi trường sống đột ngột: Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường nhưng không cho bé biết. Trong trường hợp này bé sẽ cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên mới bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.
  • Đa phần thì cha mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.
  • Tiền căn bệnh của gia đình: Cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm ở trẻ

Theo các nhà phân tích tâm lý thì các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý đến trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Ở giai đoạn này, vai trò người mẹ là rất quan trọng. Việc điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ cần đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và lòng yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.

  • Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời, tuyệt đối không được cãi chửi nhau trước mặt con.
  • tăng cường các hoạt động bên ngoài tro trẻ: Những hoạt động vui chơi giải trí sẽ giúp giảm bớt căng thẳng rất nhiều, nhất là những hoạt động ngoài trời khi cả nhà cùng tham gia.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng:  Dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.
  • Không gây áp lực cho trẻ: Cha mẹ hãy dẫn bé đi chơi, xem phim, đi nhà sách, thảo cầm viên vào ngày cuối tuần. Đồng thời cha mẹ cũng phải đồng cảm, động viên khi bé học tập không tốt, tuyệt đối không nên đánh trẻ khi chúng mắc lỗi.
  • Quan tâm chia sẻ với trẻ:  Thông thường, khi thấy con có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì nữa. Hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì mới mong lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.
  • Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ: Có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này, và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!

Phòng ngừa bệnh trầm cảm ở trẻ

Phòng ngừa bệnh trầm cảm ở trẻ

Ngoài ra, việc trị liệu bằng thuốc Tây Y là cách phổ biến khi trẻ bị trầm cảm, tuy nhiên cách này được khuyến cáo không nên áp dụng cho trẻ nhỏ bởi lâu dài không tốt có sức khỏe.

Trẻ trầm cảm nếu trở nặng cũng sẽ dể dàng dẫn tới bệnh tự kỷ, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trầm cảm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể tái hòa nhập với cuộc sống bình thường. Thế nên, thay vì đau khổ, tuyệt vọng khi phát hiện ra bệnh cha mẹ hãy vững tâm cũng con “chiến đấu” tới cùng.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...