Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông

Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mùa đông trẻ em thường dễ mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa… do khả năng miễn dịch kém. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông phụ huynh cần lưu ý.

Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông

Những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông

Bệnh viêm phế quản

Theo tin tức Y Dược học Việt Nam, bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt những trẻ em đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản.

Khi trẻ bị viêm phế quản, biểu hiện thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn (giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) tư vấn, muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ tăng cường kháng thể.

Trường hợp cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…); có yếu tố nguy cơ trên nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

Ngoài ra cha mẹ tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay). Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amiđan, VA cần được điều trị kịp thời.

Bệnh quai bị.

Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh còn được gọi với cái tên khác là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.

Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ cho biết, bệnh quai bị mặc dù không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm.  Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.

Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông - 2

Bệnh quai bị ở trẻ em.

Cha mẹ phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chú ý tới khả năng nhai. Đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai, mặc quần lót nâng cao dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

Các bệnh cảm cúm thông thường.

Bệnh cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ hay mắc phải, đặc biệt là vào những ngày mùa đông thời tiết lạnh giá.

Triệu chứng: Trẻ bị cảm cúm thường có một số triệu chứng như mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi, chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Khi trẻ được chẩn đoán là chỉ bị cảm cúm thông thường thông thường thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy cho trẻ uống đủ nước và không nên ép trẻ ăn quá nhiều với mục đích giúp cơ thể chóng khỏe trở lại. Thực ra, trong những ngày này, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn mệt, không tiêu hóa được như thường ngày, chỉ cần cho trẻ uống sữa, cháo hay những đồ ăn dễ tiêu là được.

Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông - 3

Bệnh cảm cúm ở trẻ em mùa lạnh

Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương (giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) tư vấn, vận động đều đặn kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh cúm hiệu quả.

Cha mẹ nên giữ em bé tránh tiếp xúc bất cứ ai bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh, tránh tiếp xúc nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng với trẻ sơ sinh. Đồng thời, rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé.

Nguồn: Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...