Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền nhiễm. Mặc dù ngày nay việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, nhưng tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em rất cao.
- Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ cần làm gì?
- Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng?
- Hội chứng Adams-Oliver ở trẻ em và những vấn đề đáng quan tâm
Khái niệm
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nêu rõ bệnh truyền nhiễm là tập hợp các bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em, do đây là đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa được hoàn thiện như người trưởng thành.
Tại Việt Nam, các bệnh thường gặp ở trẻ bao gồm bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh cúm, sốt xuất huyết hoặc thủy đậu. Mỗi loại bệnh có thể do một hoặc nhiều mầm bệnh gây ra. Do đó, cách điều trị phụ thuộc vào những triệu chứng khi bệnh khởi phát.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mệt mỏi, đau họng và sốt nhẹ. Sau khoảng 2 ngày, các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi ở mông hoặc quanh hậu môn của bé.
Một số trẻ còn gặp phải tình trạng viêm loét, với kích cỡ nốt loét khoảng 2mm – 3mm trong khoang miệng (má trong, lợi, lưỡi). Điều này gây cảm giác đau khi nhai nuốt, khiến trẻ biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. 9
Tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra
Với trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), bố mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc tại nhà như:
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, do virus Dengue và muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra. Biểu hiện của sốt xuất huyết tương đối phức tạp do bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt (Giai đoạn khởi phát): Đây là giai đoạn trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục trên 38 độ C, kèm theo các triệu chứng khác như quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn trớ, sung huyết ở da, chảy máu chân răng.
Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ bị sốt xuất huyết có thể rơi vào giai đoạn nguy hiểm khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 6, với các biểu hiện như dịch tràn phổi khiến bụng bị sưng phù, gan to bất thường, mí mắt phù nề, tiểu ra máu, chảy máu mũi, tụt huyết áp, đầu và tứ chi lạnh.
Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ, trẻ bắt đầu tự hồi phục. Cụ thể là trẻ giảm sốt, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và thèm ăn hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường.
Bệnh sởi
Sởi là Bệnh Truyền Nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra, có thể lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện). Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém và dễ bùng phát ở những khu vực công cộng như nhà trẻ, trường học hoặc khu dân cư.
Bệnh sởi ở trẻ em diễn tiến qua 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 8 – 11 ngày với các biểu hiện nhẹ như mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.
Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn trẻ gặp phải hội chứng nhiễm khuẩn, sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó sốt cao từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ăn vào dễ bị nôn hoặc tiêu chảy.
Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các nốt ban trên cơ thể. Trình tự mọc ở sau tai, lan ra mặt, sau đó lan xuống cổ, ngực, lưng, tay và lan đến chân. Đặc điểm của nốt ban là dạng ban hồng, kích thước nhỏ, mọc rải rác hoặc dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm trên bề mặt da.
Giai đoạn hồi phục: Các nốt ban dần biến mất và để lại vết thâm trên da.
Bệnh cúm
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, dễ bùng phát và đạt đỉnh vào mùa xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém.
Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao (39 độ C), kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi. Ngoài ra, trẻ còn ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi (dịch trong mũi có thể không màu hoặc có màu vàng, màu xanh), đau họng, đau nhức cơ bắp, biếng ăn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy.
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh khác nhau mà các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh ở thể nhẹ thì bố mẹ nên theo dõi, cách ly và chăm sóc trẻ bằng những biện pháp sau:
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, chủ yếu do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây qua đường không khí, khiến người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu như hít phải giọt nước bắn ra từ hoạt động ho, hắt hơi, chảy mũi của người bệnh.
Bệnh thủy đậu diễn tiến qua 3 thời kỳ, bao gồm:
Thời kỳ ủ bệnh: Từ 14 ngày đến 17 ngày, không xảy ra triệu chứng lâm sàng nào.
Thời kỳ khởi phát: Xảy ra trong 1 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C. Trẻ không chịu chơi, quấy khóc, co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp.
Thời kỳ toàn phát: Xuất hiện các “nốt rạ” trên cơ thể. Ban đầu, đây là những nốt ban đỏ, sau vài giờ chuyển thành nốt phỏng nước trong. Từ 24 – 48 giờ, nốt ban ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên bề mặt da. Ban mọc rải rác toàn thân với số lượng trung bình 100 – 500 nốt, kể cả trong chân tóc và trong miệng.
Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, viêm phổi hoặc viêm não.
Cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ
Ngoài áp dụng những cách chăm sóc tại nhà, bác sĩ Cao Đẳng Y Dược khuyên bố mẹ nên quan tâm tới cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt là trong thời điểm bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát và đạt đỉnh, hãy bảo vệ con bằng các nguyên tắc phòng bệnh sau:
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi, đồng thời mang khẩu trang khi tới những nơi đông người.
Rửa tay sạch bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (bao gồm người lớn và trẻ em), tốt nhất là trước khi nấu ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và thay tã cho trẻ, trước khi bế ẵm hoặc sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Thực hiện tiêm chủng định kỳ cho bé để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Giữ vệ sinh không gian sống. Khử trùng các dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, đồ dùng học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, sau đó rửa lại với nước sạch.