Chúng ta thường chủ quan rằng bệnh cao huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn nhưng thực tế trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Viagra trong việc điều trị bệnh yếu sinh lý
- Dấu hiệu nhận biết những căn bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới
- Những loại thực phẩm giúp cai thuốc lá
Cao huyết áp ở trẻ em
Cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ… Bệnh cao huyết áp thường chỉ gặp ở những người già, người trưởng thành, tuy nhiên tình trạng cao huyết áp ở trẻ đang có xu hướng gia tăng rất đáng lo ngại. Việc phát hiện bệnh ở trẻ thường rất khó khăn do sự chủ quan của bậc phụ huynh và những dấu hiệu thường không rõ ràng, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ
Theo kiến thức Y Dược học, thông thường trẻ bị cao huyết áp là do biến chứng từ một căn bệnh khác như thận, tim, phổi, hệ tuần hoàn, đặc biệt là những trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh cao huyết áp.
Béo phì, theo một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp hơn, 50 % trường hợp trẻ em 7 tuổi bị tăng huyết áp là do béo phì. Con số này tiếp tục tăng lên mức 85 – 95% ở trẻ vị thành niên. Do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, ăn nhiều thực phẩm làm sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt không chịu vận động.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây tăng huyết áp nữa như do tiền sử gia đình có người từng bị cao huyết áp, do áp lực học hành, công việc, stress, sử dụng các chất kích thích.
Nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp ở trẻ
Dấu hiệu thường thấy ở những trẻ bị cao huyết áp là đau đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, tức ngực, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù…Nếu trẻ bị huyết áp cao mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như bị suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não do cao huyết áp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Để chuẩn đoán chính xác bạn nên thường xuyên đưa trẻ đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp. T
Các chuyên gia khuyên trẻ em từ ba tuổi trở lên và đặc biệt bị béo phì nên được đo huyết áp trong các buổi khám sức khỏe. Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng sau này.
Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ
Việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát được tình trạng huyết áp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ, việc điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố, nguyên nhân nào gây ra bệnh.
Nếu trẻ bị tăng huyết áp do béo phì, thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn ít chất béo đồ ngọt, tăng cường các chất sơ, rau xanh, cung cấp vitamin cần thiết, điều chỉnh cân nặng phù hợp, nếu trẻ bị thừa cân thì cần giảm cân cho trẻ. Tăng cường vận động, hoạt động thể dục thể thao để giúp kiểm soát mức huyết áp cho trẻ.
Sử dụng thuốc giảm huyết áp, sử dụng một số loại thuốc Tây Y như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay thuốc ức chế beta, giúp cân bằng mức huyết áp, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được tư vấn bởi những bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng tránh những tác dụng phụ có thể gây ra.
Phòng tránh bệnh cao huyết áp cho trẻ
Cách phòng bệnh cao huyết áp ở trẻ
Huyết áp cao ở trẻ em có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học. Theo khuyến cáo của Tin tức Y Dược các bậc cha mẹ nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh.
- Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây,
- Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ như: tập thể dục, vui chơi hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ năng động.
- Hạn chế ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi…
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
- Giúp trẻ đối phó với stress: Căng thẳng là thủ phạm làm gia tăng bệnh cao huyết áp, kể cả người lớn lẫn trẻ em.
Nguồn: Bệnh Trẻ Em