Danh mục
Trang chủ > Tây Y > Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng thuốc Raterel

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng thuốc Raterel

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Raterel là một trong số những thuốc kê đơn phòng ngừa cơn đau thắt ngực hiệu quả. Vậy để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Công dụng thuốc Raterel là gì?

Thuốc Raterel là thuốc gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Thuốc Raterel là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch. Là sản phẩm của công ty Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá sản xuất. Thuốc được bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ 30 viên. Thuốc Raterel  có số Visa thuốc S-SĐK: VD-28247-17.

Thuốc Raterel có tác dụng gì?

Thuốc tây Y Raterel (Trimetazidine) là thuốc dùng trị chứng đau thắt và chống thiếu máu cục bộ duy nhất,  thuộc nhóm các hợp chất mới có tác dụng chống thiếu máu cục bộ mà không gây ra bất kỳ sự thay đổi huyết động nào, đồng thời nó cũng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ của cơ tim.

Thuốc có tác dụng điều trị chứng đau thắt thông qua các tác động trực tiếp để bảo vệ tế bào trên cơ tim, do đó tránh được các tác dụng ngoại ý như: thiểu năng tâm thất trái hoặc giãn mạch ngoại biên quá mức và các bất lợi khác khi dùng các loại thuốc trị chứng đau thắt.

Thuốc Raterel có tác dụng dùng điều trị:

  • Khoa tim: Phòng các cơn đau thắt ở ngực.
  • Khoa mắt: Thương tổn các mạch máu ở võng mạc.
  • Khoa tai mũi họng: Các chứng chóng mặt do vận mạch, hội chứng Ménière và ù tai.

Người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định (công dụng, chức năng cho đối tượng nào) đã được ghi rõ trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Raterel hoặc tờ kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng của thuốc Raterel 

Dược sĩ Cao đẳng Dược Tp.HCM hướng dẫn cách dùng thuốc Raterel

Thuốc Raterel được dùng bằng đường uống và uống vào thời gian đầu các bữa ăn.

Liều dùng của thuốc Raterel

Liều dùng của thuốc Raterel như sau:

  • Khoa mắt và tai: dùng ngày 40 mg  đến 60 mg viên, chia làm 2 đến 3 lần uống.
  • Suy mạch vành và đau thắt ngực: dùng ngày 20 mg x 3 lần, sau có thể giảm đến 20 mg x 2 lần trên ngày.
  • Suy mạch vành: Sử dụng viên 20mg: Uống 1 viên trên lần, ngày 3 lần vào bữa ăn. Viên giải phóng chậm MR 35mg: Uống 1 viên trên lần vào buổi sáng và buổi tối. Sau có thể giảm dùng ngày 2 lần, mỗi lần 20mg.
  • Khoa mắt và tai: dùng ngày 2 đến 3 viên (20mg) hoặc 40 đến 60 giọt chia 2 đến 3 lần vào bữa ăn.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Dược uy tín chất lượng cao

Xử lý khi quên liều: Thông thường các thuốc, dược phẩm có thể uống trong khoảng 1 đến 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định rất nghiêm ngặt về thời gian dùng thuốc thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian lỡ quên liều đã quá xa thời điểm cần uống thì người bệnh không nên uống bù liều gấp 2 vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc tham khảo thêm kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Xử trí khi quá liều: Những loại thuốc dùng kê đơn, cần phải có đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa, hoặc dược sĩ. Các loại thuốc không dùng kê đơn, người dùng cần phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ nhà sản xuất. Theo đó, bạn cần đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng đã ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Raterel cần ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Những biểu hiện bất thường khi quá liều thuốc Raterel, cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp dùng quá liều thuốc Raterel nếu có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Hãy gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo: sổ khám bệnh và tất cả toa thuốc, lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ chuyên khoa có thể nhanh chóng được chẩn đoán và điều trị.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: BV Vinmec + Cục quản lý Dược được yduochocvietnam.edu.vn tổng hợp biên tập và chia sẻ

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau hạ sốt có tác dụng phụ gì khi sử dụng hay không?

Nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt là NSAIDs và paracetamol đều có thể gây ...