Danh mục
Trang chủ > Tây Y > Thuốc điều trị hen phế quản cơ bản và các phương pháp hỗ trợ

Thuốc điều trị hen phế quản cơ bản và các phương pháp hỗ trợ

Việc sử dụng thuốc điều trị hen phế quản có thể dài hạn hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào loại thuốc và mức độ đáp ứng của bệnh nhân. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị hen phế quản gồm nhiều loại khác nhau
Thuốc điều trị hen phế quản gồm nhiều loại khác nhau

Thuốc điều trị hen phế quản là gì?

Thuốc điều trị hen phế quản gồm nhiều loại khác nhau, với hiệu quả kiểm soát triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người, độ tuổi, cũng như các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Mục tiêu chính của các loại thuốc này là ngăn ngừa cơn hen và giảm viêm ở đường thở. Dạng bào chế phổ biến nhất của thuốc hen là dạng xịt, giúp thuốc có tác dụng nhanh, làm giảm phù nề đường thở, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Nhiều loại thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa dị ứng.

Các loại thuốc thường dùng trong điều trị hen phế quản

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ các thuốc điều trị hen phế quản hiện nay thường được chia thành 3 nhóm chính: thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn, thuốc chống dị ứng và thuốc cắt cơn hen khẩn cấp.

Thuốc hỗ trợ kiểm soát cơn hen dài hạn: Các thuốc này có thể được sử dụng hàng ngày, nhằm kiểm soát và hạn chế tần suất cơn hen. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm:

  • Corticosteroid dạng hít: Các thuốc chống viêm như Ciclesonide, Flunisolide, Fluticasone, giúp giảm viêm khi sử dụng lâu dài (nhiều ngày hoặc tuần). Tuy nhiên, corticosteroid có thể gây tác dụng phụ nếu dùng kéo dài, do đó cần tuân thủ đúng liều lượng.
  • Thuốc ức chế Leukotriene: Các thuốc như Montelukast, Zileuton giúp giảm triệu chứng và duy trì hiệu quả trong khoảng 24 giờ.

Thuốc chống dị ứng: Đối với bệnh nhân hen phế quản do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống dị ứng, ví dụ như:

  • Tiêm Omalizumab: Thuốc được tiêm định kỳ (mỗi 2-4 tuần) và giúp điều chỉnh hệ miễn dịch, ngăn ngừa triệu chứng dị ứng.
  • Tiêm dị nguyên: Phương pháp tiêm kháng nguyên giúp giảm phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch. Liệu trình bắt đầu với tiêm mỗi tuần một lần, sau đó giảm dần xuống một lần/tháng trong khoảng từ 3 đến 5 năm.

Thuốc cắt cơn hen khẩn cấp: Đây là các thuốc giúp cắt cơn hen nhanh chóng, bao gồm:

  • Ipratropium: Thuốc giãn phế quản dạng hít giúp mở rộng đường thở, thường dùng trong điều trị viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, nhưng cũng có thể được dùng trong trường hợp cơn hen cấp tính.
  • Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch: Thuốc như Methylprednisolone, Prednisone giúp giảm viêm nhanh chóng, tuy nhiên không thích hợp sử dụng lâu dài.
  • Thuốc chủ vận beta: Thuốc giãn phế quản Beta-2 có tác dụng nhanh, giúp giảm các triệu chứng của hen. Thuốc thường được sử dụng dạng hít và chỉ dùng khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

Theo tây y các loại thuốc điều trị hen phế quản có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân duy trì chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Việc điều chỉnh thuốc sẽ tùy theo mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh cải thiện, bác sĩ có thể giảm liều thuốc; nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị. Đánh giá kết quả điều trị thường dựa vào triệu chứng trong 4 tuần gần nhất,

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Một số phương pháp điều trị hen phế quản khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị hỗ trợ khác nhằm kiểm soát các bệnh nền kèm theo như viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản, hay chứng ngưng thở khi ngủ, giúp cải thiện triệu chứng hen phế quản.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn một số biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng hen phế quản khác bao gồm:

  • Tập thể dục: Giúp nâng cao sức khỏe, nhưng cần tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện để tránh kích hoạt cơn hen.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên ăn rau, trái cây và hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm: Tuân thủ lịch tiêm để giảm nguy cơ diễn biến nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên học cách thư giãn, hít thở sâu và kiểm soát cảm xúc. Để theo dõi tình trạng bệnh và phát hiện sớm biến chứng, người bệnh cần duy trì khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi có triệu chứng khó kiểm soát hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng máu có thể chữa khỏi không?

Nhiễm trùng máu là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính ...