Danh mục
Trang chủ > Tây Y > Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối và biện pháp chăm sóc người bệnh

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối và biện pháp chăm sóc người bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Vậy dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn cuối là gì và cách chăm sóc người bệnh như thế nào?

Suy thận giai đoạn cuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Suy thận giai đoạn cuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những thông tin chi tiết và quan trọng mà bạn cần biết để hiểu rõ hơn về tình trạng suy thận giai đoạn cuối, cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây suy thận

Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây suy thận để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối bao gồm:

  • Bệnh thận mạn tính: Các bệnh lý như viêm cầu thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tổn thương thận và suy giảm chức năng.
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao kéo dài làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận.
  • Huyết áp cao: Làm giảm khả năng lọc của thận.
  • Các bệnh lý tim mạch: Có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Nguyên nhân khác: Tuổi tác cao, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bệnh Lupus ban đỏ, tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư, nhiễm độc kim loại, và tác dụng phụ của thuốc.

Suy thận giai đoạn cuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý thận mãn tính, tiểu đường, huyết áp cao đến các yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hay tác dụng phụ của thuốc. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để xây dựng phương pháp điều trị hiệu quả, nhằm kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối

Suy thận là tình trạng thận không thể thực hiện chức năng lọc máu và loại bỏ chất độc hiệu quả. Đến giai đoạn cuối, chức năng thận chỉ còn khoảng 15%, và nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải thực hiện chạy thận nhân tạo, ghép thận hoặc đối diện với nguy cơ tử vong.

Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng rất rõ rệt và nghiêm trọng. Theo Tây Y một số dấu hiệu phổ biến của suy thận giai đoạn cuối bao gồm:

  • Phù nề: Do thận không thể giữ lại protein trong máu, dẫn đến tình trạng tích tụ dịch và các chất dư thừa, gây phù nề ở toàn thân, mặt, tay, mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Khó thở: Nguyên nhân có thể do thiếu máu hoặc sự tích tụ chất lỏng trong khoang màng phổi hoặc bụng.
  • Hơi thở có mùi amoniac: Khi thận không thể lọc được ure trong máu, hơi thở bệnh nhân sẽ có mùi khai đặc trưng.
  • Rối loạn tiểu tiện: Bao gồm tiểu ít, tiểu đêm, tiểu ra máu…
  • Ngứa da: Tích tụ chất độc trong cơ thể gây ngứa toàn thân.
  • Buồn nôn, mất ngủ: Do sự tích tụ chất thải trong cơ thể.
  • Chuột rút: Do rối loạn điện giải và tích tụ axit trong máu.
  • Huyết áp cao: Thận gặp khó khăn trong việc điều hòa lượng nước và muối, làm tăng huyết áp.
  • Lú lẫn, mất trí nhớ, hôn mê: Chất độc không được thải ra ngoài ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Đau ngực: Suy thận có thể gây viêm ngoài màng tim và ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Mệt mỏi: Do thiếu máu, thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin để kích thích tạo tế bào hồng cầu, khiến cơ thể thiếu oxy và mệt mỏi.

Khi xuất hiện các dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị kịp thời để giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng sống. Việc nhận diện sớm các triệu chứng này sẽ giúp việc can thiệp y tế hiệu quả hơn, bảo vệ sức khỏe và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn ở giai đoạn cuối, suy thận không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị thường dùng bao gồm:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cá nhân hóa. Bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần: Kiểm soát các bệnh lý kèm theo; Điều trị thiếu máu; Thăm khám sức khỏe định kỳ; Phát hiện và xử lý các biến chứng kịp thời.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn mặn, giảm thực phẩm chứa nhiều kali và phốt pho, giảm lượng đạm và bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Lối sống lành mạnh: Thực hiện chế độ tập luyện nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, duy trì tinh thần vui vẻ và suy nghĩ tích cực.
  • Phương pháp lọc máu: Nếu thận không thể hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ xem xét phương án lọc máu thay thế.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Bệnh suy thận giai đoạn cuối đòi hỏi sự chăm sóc tận tâm từ gia đình và đội ngũ y tế, giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng và cải thiện chất lượng sống trong thời gian dài nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ các phương pháp giảm đau trong Y khoa

Giảm đau là một phần quan trọng trong điều trị y khoa, giúp cải thiện ...