Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Điều trị bệnh gai đốt cột sống hiệu quả bằng cây sương rồng

Điều trị bệnh gai đốt cột sống hiệu quả bằng cây sương rồng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Xương rồng thường chỉ được biết đến là loại cây có rất nhiều gai được trồng để làm hàng rào mà không biết rằng nó lại có công dụng tuyệt vời trị bệnh gai đốt cột sống.

Bệnh gai đốt cột sống gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Bệnh gai đốt cột sống gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Gai đốt cột sống là một bệnh lý về xương khớp rất phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, để giảm bớt những cơn đau này, người bệnh thường tìm đến những loại thuốc giảm đau tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe mà không biết rằng cây xương rồng là một thần dược giúp giảm đau nhanh chóng hiệu quả do bệnh gai đốt cột sống gây nên.

Công dụng của cây xương rồng trong việc điều trị gai đốt cột sống

Cây xương rồng còn có những tên gọi khác như Hóa ương lặc hay Bá vương tiên tên khoa học là Euphorbia antiquorum M, thuộc họ Thầu Dầu với nhiều chủng loại phong phú và nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt trong điều trị đau nhức xương khớp, với cách sử dụng như sau:

Bài thuốc 1 – Cây xương rồng 3 cạnh

Cây xương rồng 3 cạnh có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn, để thực hiện bài thuốc này, ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

Khoảng 3 đốt non xương rồng 3 chia, dài chừng 10cm, loại thường dùng để trồng hàng rào, nhớ lựa đọt non có màu xanh tươi và một con cá lóc khoảng 250g, đem xương rồng tỉa bỏ hết gai rửa sạch rồi xắt thành từng lát mỏng, sau đó cho một lượng muối vào xương rồng rồi bóp nhẹ cho ra mủ xương rồng, đem rửa với nước cho hết muối rồi lại cho tiếp một lượng muối vào xương rồng và bóp tiếp. Rửa xương rồng lại lần cuối với nước sạch sao cho ra hết mủ. Cá lóc được làm sạch, bỏ hết phần nội tạng, Cho xương rồng và cá lóc đã sơ chế vào nồi, kèm theo một chén nước. Nấu trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi thấy nước gần cạn, cá lóc vừa chín thì tắt bếp.

Sử dụng bài thuốc Đông Y này trong vòng 5 ngày liên tiếp sẽ làm giảm hiệu quả những cơn đau nhức do gai đốt cột sống gây nên. Ngoài ra, cây Xương rồng 3 cạnh còn có công dụng trong việc điều trị bệnh đau lưng.

Bài thuốc từ cây xương rồng bẹ

Thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, bạn đem xương rồng bẹ rửa sạch và ngâm trong nước muối để loại bỏ những tạp chất bám trên xương rồng. Sau đó, vớt xương rồng ra để ráo rồi đem nướng trên lửa và trở đều 2 bên khoảng 5 phút. Cho xương rồng đã nướng vào khăn sạch không quá dày, đem đắp lên chỗ đốt sống bị đau. Mỗi bẹ xương rồng đắp khoảng 5-10 phút rồi thay qua bẹ khác. Công dụng của cách chữa bệnh gai cột sống này là làm tan máu bầm và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau các cơn đau nhanh chóng.

Công dụng tuyệt vời từ cây Xương rồng

Công dụng tuyệt vời từ cây Xương rồng

Những công dụng khác của cây xương rồng

Theo chia sẻ từ tin tức Y Dược, bên cạnh những lợi ích rất tốt trong việc điều trị bệnh gai đốt cột sống, cây xương rồng còn có rất nhiều công dụng với nhiều bệnh lý khác như:

Chữa viêm dạ dày – ruột cấp tính: Dùng 30-60g cành tươi của xương rồng ba cạnh, gọt bỏ vỏ và gai, cắt nhỏ, rửa sạch mủ, để ráo, trộn vốc gạo rang cho cháy sém vàng, đổ 2 chén nước sắc uống

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng: Nhựa mủ của xương rồng ba cạnh hòa bột gạo viên bằng hạt đậu xanh, uống 1-2 viên, cho tiêu chảy vừa chừng là được; có thai không dùng.

Chữa mụn nhọt, viêm da mủ: Dùng thân cành cạo bỏ gai, nướng trên lửa cho chín vàng, đập dập đắp lên chỗ đau. Hoặc dùng cành bổ dọc làm đôi, hơ nóng đắp.

Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.

Bên cạnh những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây xương rồng, người bệnh cũng cần lưu ý, vì cây xương rồng có độc nên phải dùng đúng loại xương rồng thì mới có được tác dụng trị bệnh của nó.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...