Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Tổng hợp các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh gút

Tổng hợp các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh gút

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh gút là một căn bệnh thường gặp do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, gây ra những cơn đau nhức ở các khớp xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh gút gây sưng đau các khớp

Bệnh gút gây sưng đau các khớp

Trước kia, bệnh gút được coi là một căn bệnh nhà giàu, chỉ xuất hiện ở những người có điều kiện ăn uống thừa chất, thì nay căn bệnh này ngày càng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là nam giới có độ tuổi trung niên bởi những nguyên nhân dưới đây!

Những nguyên nhân gây ra bệnh gút

Bệnh gút là một dạng bệnh lý xương khớp thường gặp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết dẫn đến sự tăng cao của acid uric trong máu. Khi acid uric tăng đến một mức độ nào đó chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Các tinh thể urat này sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Nó cũng có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, các mô ở dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.

Thói quen ăn uống nhiều chất đạm: những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật,… hoặc uống nhiều rượu, bia thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Do di truyền: Những người có thành viên trong gia đình có người mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn do sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.

Do thuốc tây Y: Một số loại thuốc lợi tiểu cũng có khả năng gây nên bệnh gout.

Nguyên nhân do mắc một số bệnh chuyển hóa khác: những người mắc các bệnh như béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, huyết áp cao hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid uric (aspirin, thuốc lợi tiểu…) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút thường có những triệu chứng điển hình như sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp. Các cơn đau thường dữ dội, đặc biệt đau tăng nặng sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản,… Đau nhức vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ, có thể kèm theo sốt. Những khớp hay bị gút tấn công là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, các khớp nhỏ của bàn tay, nếu không điều trị sớm bệnh sẽ trở thành mãn tính gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như:

Phá hủy các khớp: Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophy ở khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp. Khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế.

Tăng nguy cơ mắc bệnh thận và tim mạch: Với những bệnh nhân gút mãn tính, muối urat lắng đọng trong thận có thể tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận và tăng huyết áp. Trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành tim gây ra những tổn thương trong hệ mạch, cản trở lưu thông máu, tích tụ máu não làm tăng nguy cơ gây tai biến mạch máu não, rất nguy hiểm tới tính mạng.

Phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả

Theo tin tức Y Dược, Việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị sớm bệnh gút là rất cần thiết nhằm làm giảm bớt những cơn đau và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, để điều trị căn bệnh này hiệu quả trước tiên người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh, qua đó, đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chữa bệnh gút bằng thuốc nam: Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi,… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh, được rất nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả rất khả quan.Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau trong khi các vị thuốc nam này chỉ có tác dụng chung chung nên khó điều trị triệt để. Việc điều trị cần phải kiên trì, nếu bỏ ngang rất dễ khiến bệnh tái phát mạnh hơn,dễ biến chứng hơn.

Phương pháp điều trị bằng tây y: Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng thuốc colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy,…

Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib,… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh gút

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh gút

Phương pháp điều trị bệnh gút bằng Đông y: Theo quan điểm Đông y, bệnh gút được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”. Bệnh xảy ra “do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.

Do đó, việc điều trị bệnh gút trong Đông y thường bám sát vào những căn nguyên gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Thuốc chủ yếu dùng để thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, hướng tới hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận, tăng cường chính khí. Đối với từng giai đoạn, từng thể trạng của người bệnh, các y bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp, để bệnh mau khỏi và nâng cao thể trạng người bệnh.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh suy giảm miễn dịch có nguy hiểm không?

Suy giảm miễn dịch là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của ...