Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay, ngoài những cơn đau buốt dai dẳng, bệnh thoát vị đĩa đệm còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Những tác hại không lường của việc ngồi nhiều đối với dân văn phòng
- Y Dược học Việt Nam cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nam giới
- Những sai lầm khi sử dụng nước đun sôi để nguội gây hại cho sức khỏe
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Tại Việt Nam có khoảng 30% dân số mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó hầu hết là những người đang trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 55 tuổi), đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm là những người lao động chân tay, người có tuổi và cả những người làm việc văn phòng.
Nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt vận động sai tư thế hay bị những tác động từ bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thoát vị đĩa đệm theo tin tức Y Dược chia sẻ:
Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt: thói quen sinh hoạt, vận động cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Thói quen tập thể dục thể thao, vận động cơ thể là một thói quen rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc vận động mạnh, sai tư thế, chuyển đổi tư thế đột ngột làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra thói quen ăn uống không đảm bảo đủ dưỡng chất, sử dụng các chất không tốt cho xương cốt lâu ngày sẽ khiến xương bị loãng, dễ thoái hóa đĩa đệm gây ra thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân do làm việc không đúng tư thế: Dân văn phòng thường chủ quan nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ có thể xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc, ngồi một chỗ thì không thể bị thoát vị được, tuy nhiên ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài sẽ tác động không hề nhỏ đến các xương nhất là xương cột sống thắt lưng và cổ, lâu ngày lưng sẽ bị đau nhức, các xương sẽ bị tổn thương và dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân do tác động bên ngoài: Đây là tác nhân phổ biến gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở mọi lứa tuổi, những chấn thương tác động mạnh lên vùng thắt lưng, sườn, cổ thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Các va đập này làm xương cột sống bị tổn thương, các đĩa đệm có thể bị lệch khỏi vị trí hoặc làm đứt các vòng xơ.
Do tuổi tác: Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh người già thường gặp, là do quá trình lão hóa của cơ thể. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một động tác sai tư thế.
Ngoài ra có rất nhiều trường hợp bẩm sinh đã bị thoát vị đĩa đệm, những người có cấu trúc xương cột sống khác thường làm xương, đĩa đệm yếu hơn người bình thường cũng là một nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Những phiền toái của bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
Bệnh thoát vị đĩa đệm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
Làm rối loạn cảm giác: Tùy thuộc vào vùng dây thần kinh bị chèn ép mà gây ra hiện tượng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khi các rễ thần kinh bị chèn ép lâu sẽ gây ra bệnh rối loạn cảm giác, mất cảm giác nóng, lạnh…
Rối loạn vận động: Các rễ thần kinh chạy xuống chân hay tay bị ảnh hưởng sẽ gây ra hiện tượng rối loạn vận động, khó cầm nắm, việc đi lại, vận động hàng ngày trở nên khó khăn.
Bại liệt: đây là một tình trạng nặng nề nhất mà bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên, khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép gây ra những cảm giác đau đớn vùng lưng, nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng chân mất cảm giác, teo cơ, khó khăn cho việc vận động đi lại, có thể gây bại liệt vĩnh viễn, rất nghiêm trọng.
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm bạn cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:
- Cần có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.
- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
Nếu có những biểu hiện như tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có liệu pháp điều trị phù hợp, không được chần chừ lâu dần sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn