Đa số gia đình Việt Nam đều có thói quen uống nước đun sôi để nguội vì nghĩ rằng nó đảm bảo an toàn, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể gây hại đến sức khỏe.
- Dấu hiệu nhận biết những căn bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới
- Y dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh nam khoa thường gặp
- Phương thuốc quý từ trừng đà điểu dành cho chị em
Nước sôi để nguội liệu có an toàn?
Thói quen “ăn chín, uống sôi” đã ăn sâu vào mọi người dân trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam, vì cho rằng nước sôi ở 100 độ C thì sẽ tiêu diệt hết được những vi khuẩn tồn tại trong nước. Vậy suy nghĩ này có hoàn toàn đúng đắn, mời các bạn theo dõi bài viết được Tin tức Y Dược chia sẻ dưới đây để hiểu đúng hơn về nước đun sôi để nguội.
Nước đun sôi để nguội liệu có an toàn?
Theo các chuyên gia, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở khoảng 60 độ C trong 10 phút hoặc ở 100 độ C trong 5 phút, do đó nước đun sôi đảm bảo được hết vi khuẩn gây hại có trong nước, Tuy nhiên trong quá trình để nguội nước, vi khuẩn gây hại có thể quay trở lại và tăng lên gấp nhiều lần.
Với bình đựng nước kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc, khiến phần nước đựng bị nhiễm khuẩn mà còn phôi ra nước, khiến nước chứa nhiều tạp chất, gây hại tới sức khỏe.
Mối nguy hại từ nước đun sôi để nguội
Nước đun sôi sau 2 tiếng, vi khuẩn đã bắt đầu xuất hiện trở lại. Sau 24 tiếng, lượng vi khuẩn đã có thể tăng lên rất nhiều, nhiều người còn có thói quen trộn lẫn giữa nước đun sôi mới vào nước đun sôi cũ, lưu trữ nước lâu ngày vô tình sẽ khiến các loại vi khuẩn gia tăng nhanh chóng, gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt nếu sử dụng nước giếng khoan hoặc nước suối, ao, hồ, để đun sôi chưa qua xử lý hoặc nước máy đã được xử lý thường chứa các chất độc hại như kim loại nặng, tạp chất, chất hữu cơ không bay hơi… Việc đun sôi không có tác dụng loại bỏ các chất này.
Một số chất có trong nước khi tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ biến thành chất độc, điển hình là nitrate. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nitrate dễ chuyển thành nitrosamine gây ung thư. Nitrate cũng được chứng minh là có liên quan đến các bệnh như bạch cầu, u buồng trứng, đại tràng, trực tràng, bàng quang, dạ dày, thực quản, tuyến tụy và ung thư tuyến giáp.
Bên cạnh việc sản sinh ra muối nitrat, lượng oxy trong nước đun sôi để nguội cũng dần bốc hơi, những vật hữu cơ bị phân giải dần và vật vô cơ lắng xuống.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe người dân chỉ nên sử dụng nước đun sôi để nguội trong ngày, tuyệt đối không nên lấy chưa qua sử lý để đun sôi sử dụng, cần phải nắm rõ được tiêu chuẩn về chất lượng nước đối với nước dùng để ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày theo tiêu chuẩn vệ sinh đúng với qui định của nhà nước thì mới có thể sử dụng đảm bảo cho sức khỏe.
Mối nguy hại của nước sôi để nguội đối với cơ thể
Cách bảo quản và sử dụng nước đun sôi đảm bảo
Hiện nay, có rất nhiều những loại nước tinh khiết đóng chai để sử dụng thay cho nước sôi để nguội rất tiện lợi, tuy nhiên những loại nước này trên thị trường được làm giả, làm nhái rất nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe, đặc biệt nếu cho trẻ sử dụng nhiều có thể gây ra những bệnh thường gặp ở trẻ, cho nên nước sôi để nguội vẫn là đảm bảo nhất cho cơ thể, tuy nhiên để sử dụng nước đun sôi hiệu quả không gây hại cho sức khỏe thì cần phải lưu ý những điều sau:
- Nước đun sôi để nguội cần phải được đặt trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải là những dụng cụ đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tốt nhất phải bằng thủy tinh hay sứ, tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước.
- Tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước để đảm bảo những vi khuẩn có thể xâm nhập.
- Trường hợp nước đóng chai sau khi đã chạm vào miệng người dùng nhưng không uống hết nên bỏ đi hoặc vệ sinh chai sau đó cho nước vào uống tiếp.
- Không nên sử dụng nước giếng khoan, nước sông hồ, ao… chưa qua xử lý để đun sôi.
- Tốt nhất là nên uống hết trong vòng 24h, hạn chế được tình trạng nước đun sôi để nguội bị tái nhiễm bởi khi nước đun sôi để nguội được bảo quản tốt đến đâu vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập trở lại
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn