Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Khi bị thủy đậu nên kiêng gì để đảm bảo an toàn sức khỏe  

Khi bị thủy đậu nên kiêng gì để đảm bảo an toàn sức khỏe  

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rất nhiều phụ huynh có con em bị thủy đậu không biết phải kiêng gì để có thể điều trị cho trẻ một cách nhanh và an toàn nhất, không để lại biến chứng.

Khi bị thủy đậu nên kiêng gì để đảm bảo an toàn sức khỏe

Khi bị thủy đậu nên kiêng gì để đảm bảo an toàn sức khỏe  

Thủy đậu là bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là bệnh trẻ em với nhiều biểu hiện như mọc các nốt mụn nước trên mặt và toàn thân, bệnh rất dễ lây lan thành dịch cho người xung quanh và cộng đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và chính xác.

Thủy đậu ở trẻ sẽ có những dấu hiệu cụ thể nào

Biểu hiện của thủy đậu sau 10-14 ngày nhiễm bệnh đó là sốt nhẹ, khi sốt cao sẽ nổi những nốt phát bạn màu đỏ trên người. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chán ăn. Sau 24 giờ những nốt phóng xạ sẽ bắt đầu nổi lên và mọc lấm tắm khắp người, những nốt phỏng rạ sẽ bị sưng đỏ, tấy, ngứa ngáy rất khó chịu. Để bệnh thủy đậu không phát triển trở nên nghiêm trọng thì phải kiêng khem đầy đủ tránh để lại biến chứng như viêm màng não, viêm phổi. Vậy khi bị thủy đậu cần kiêng những thứ sau đây:

Kiêng tiếp xúc ở những nơi đông người

Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi phát hiện trẻ bị bệnh thủy đậu, cha mẹ cần cách ly bé với tất cả mọi người. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính nhưng lại rất dễ lây nhiễm qua đường không khí, bệnh có thể lây qua đường miệng, nước bọt, hắt hơi cũng bị lây nhiễm cho người khác. Khi phát hiện nốt ban đỏ trên người bệnh là đã có thể trở thành dịch lớn. Chính vì vậy cha mẹ cần cách ly cho bé trong 1-2 tuần để bệnh có thể khỏi bệnh.

Kiêng tiếp xúc ở những nơi đông người

Kiêng tiếp xúc ở những nơi đông người

Kiêng dùng chung vật dụng cá nhân

Khi trẻ bị mắc bệnh thủy đậu nên để trẻ ở phòng riêng, rộng và thoải mái, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bát đũa, quần áo, khăn mặt, cốc, không ngủ chung với các thành viên khác trong gia đình. Các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: bệnh này dễ lây lan nên phải được cách ly hoàn toàn không được sử dụng chung đồ vật cá nhân. Những đồ sử dụng phải được tiệt trùng bằng xà phòng, phơi nắng, ủi sạch sẽ.

Kiêng không được nặn hay làm vỡ mụn

Khi bị nổi các nốt mụn nước sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ đưa tay gãi các nốt phỏng rạ bị vỡ ra sẽ để lại sẹo lõm bởi vậy cha mẹ nên cắt hết móng tay cho trẻ. Tránh gãi ngứa làm trầy xước làm tăng nguy cơ lây lan cho các vùng khác trên cơ thể. Nên giữ quần áo của bé sạch sẽ, mặc đồ mềm mại tránh sự cọ xát vào da sẽ để lại sẹo xấu xí, bệnh lâu khỏi hơn.

Kiêng không được nặn hay làm vỡ mụn

Kiêng không được nặn hay làm vỡ mụn

Kiêng không được ăn đồ tanh

Khi điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em cha mẹ nên kiêng các thực phẩm như gà, bò, hải sản, thịt vịt bởi những đồ này có thể làm cho các vết loét của bé lâu lành hơn. Không sử dụng những hoa quả có chua bởi tính axit sẽ kích thích mụn khiến bé bị ngứa nhiều hơn, không sử dụng thực phẩm cay nóng….nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh mau lành hơn.

Kiêng tránh tiếp xúc với nước

Ngày xưa ông bà có quan niệm kiêng nước kiêng gió để tránh các chất bẩn đi qua trên da khiến các vết loét ăn sâu, gây nhiễm trùng da nhiều hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần lau người bằng nước ấm cho trẻ để vệ sinh thân thể tốt hơn. Nên lau nhẹ nhàng cho bé để tránh làm vỡ các nốt mụn sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm. Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ em cha mẹ cần theo dõi diễn tiến của bệnh để kịp thời có các biện pháp khắc phục.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...