Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Một số cách sơ cứu điện giật ai cũng cần ghi nhớ

Một số cách sơ cứu điện giật ai cũng cần ghi nhớ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Điện giật có thể xảy ra ở bất cứ đâu và vào thời điểm nào. Vì thế nếu không biết cách sơ cứu có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Điện giật có thể gây chết người

Điện giật có thể gây chết người

Theo cập nhật của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết khi tiếp xúc với điện, trường hợp hay gặp nhất là bỏng điện. Chúng có thể gây bỏng da vì dòng điện tiếp xúc với cơ thể, từ đó làm hỏng các mô và nhiều các cơ quan trong cơ thể. Các tai nạn này thường do công nhân tiếp xúc với đường điện thế cao, bỏng thường kèm theo tình trạng cháy đen các mô dưới sâu chỉ trong vài giây.  

Thứ hai, điện giật gây ra hiện tượng rung thất khiến rối loạn nhịp tim, hầu hết các trường hợp nhẹ và xảy ra trong vài giờ đầu nhập viện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm ngừng tim đột ngột (thường do dòng điện một chiều hoặc sét đánh) hoặc rung thất (thường do dòng điện xoay chiều) trước khi nhập viện. Thứ ba, dòng điện làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát thần kinh, nhất là trên tim và phổi. Điều này có thể gây ngất ngay khi bị điện giật. Ngoài ra, điện giật còn  gây mất trí nhớ tạm thời hay các rối loạn vận nhãn,…

Một số cách sơ cứu điện giật ai cũng cần ghi nhớ

Một số cách sơ cứu điện giật ai cũng cần ghi nhớ

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ, trước khi sơ cứu phải quan sát thật kỹ người bị điện giật, tránh để người cứu cũng trở thành nạn nhân điện giật. Theo đó, cần nhanh chóng tìm và cắt ngay nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân.

Khi thấy người bị điện giật, tuyệt đối không được dùng tay không mà phải mang găng tay cao su, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở hoặc thở yếu cần cấp cứu hồi sinh tim phổi tại chỗ bằng cách thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân có dấu hiệu hồi phục.

Bên cạnh đó, những người chứng kiến cần nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi đã cấp cứu ổn định. Thực hiện băng, che phủ mọi vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không nên dùng chăn mền hay khăn lau, vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng. BS Sơn cho rằng tất cả các trường hợp điện giật sau khi sơ cứu đều phải vận chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ ảnh hưởng. 

Theo nguồn tin tức Y Dược, điện giật rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì sẽ giảm được nguy cơ bị điện giật và giảm tỷ lệ tử vong do điện giật. Để phòng tránh điện giật thì trong gia đình nên sử dụng thiết bị ngắt mạch tự động (automata) vì khi có sự cố chập điện, cháy, dòng điện sẽ tự ngắt nhờ thiết bị này. Các gia đình có trẻ nhỏ nên để bảng điện ở chỗ kín, mua các nút lắp vào ổ điện, thường xuyên kiểm tra và thay thế các thiết bị điện hư hỏng. Các thiết bị điện trong gia đình nên lắp đặt tránh xa nguồn nước, nơi ẩm thấp.

Nếu ở nơi làm việc cần trang bị các thiết bị báo điện nguy hiểm để hạn chế tới gần. Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân: găng tay và giày hoặc ủng có đế cao su cách điện, đặc biệt khi làm việc trong môi trường ẩm ướt.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Khàn giọng kéo dài cảnh báo bệnh lý gì?

Khàn giọng kéo dài không chỉ là biểu hiện tạm thời của các bệnh lý ...