Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Mẹo hay chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ hiệu quả mẹ nên biết

Mẹo hay chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ hiệu quả mẹ nên biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ hiện được xem khá phổ biến với biểu hiện thường xuất hiện ở vùng đầu, trán và vùng nách khiến trẻ dễ bị mất ngủ và hay quấy khóc.

Ra mồ hôi trộm là căn bệnh thường gặp ở trẻ
Ra mồ hôi trộm là căn bệnh thường gặp ở trẻ

Trong những thời tiết giao mùa khá mát mẻ cũng là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị viêm họng, ốm sốt, các bé hay quấy khóc khó ngủ. Lí do chính là bé bị ra mồ hôi trộm và thường thấm ngược vào trong. Để điều trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ giúp con không bị mất ngủ và quấy khóc vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe các Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội có tổng hợp lại một số mẹo hay chữa ra mồ hôi trộm rất hiệu quả, mẹ có thể tham khảo.

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Theo như các bác sĩ tại các bệnh viện nhi trung ương thì nguyên nhân trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm khá phổ biến là do hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển dẫn tới sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể dẫn tới hiện tượng ra nhiều mồ hôi mà cơ thể không kiểm soát được.

Mặt khác, Điều dưỡng viên tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết, các trẻ sinh non, thiếu cân hay bị chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân chính gây ra mồ hôi trộm ở trẻ. hệ xương của trẻ  chưa phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ. Hay việc bố mẹ sợ trẻ lạnh ủ ấm quấn con quá kỹ trong khăn, trẻ ngủ lại chặn nhiều chăn gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức, cũng khiến trẻ nóng nực mà ra mồ hôi nhiều. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến bé khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm nhanh chứng ra mồ hôi trộm cho con?

Mẹo hay chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ

Bổ sung vitamin D: 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh nó sẽ giúp cơ thể của trẻ tự sản xuất vitamin D, Vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời buổi sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút vào da của bé sẽ giúp trẻ chữa được bệnh ra mồ hôi trộm.

Tắm năng hấp thụ vitamin D cho trẻ
Tắm năng hấp thụ vitamin D cho trẻ

Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, bảo vệ mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào và sẽ có khoảng gần 80 % Vitamin D sẽ hấp thụ khi bé tắm.

Áp dụng các bài thuốc đông y:

Bác sỹ YHCT Minh Huệ (Giảng viên lớp Cao Đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) nói, các mẹ bên cạnh hạn chế chứng mồ hôi trộm bằng thuốc tây mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc đông y để hạn chế mồ hôi trộm ở trẻ, như sau:

  • Mẹ chuẩn bị cá quả 100 g, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc phần thịt, thái nhỏ, chiên dầu cho vàng thơm, nấu với 400 ml nước đun cạn còn 100 ml, thêm chút muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong ngày. Dùng 3 ngày sẽ thấy giảm rõ rệt ra mồ hôi trộm ở trẻ.
Bài thuốc hay chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
Bài thuốc hay chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
  • Con trai rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ phần thịt, lấy 50g thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Thịt trai, 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ, tất cả nấu nhừ sau đó thêm chút muối cho đủ đậm. Cho trẻ ăn làm hai lần trong ngày để chữa chứng mồ hôi trộm, chứng hay khóc về đêm. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
  • Lục vị ẩm (với các thành phần Thực địa, Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn bì, Phục linh, Trạch tả). Bài thuốc này dùng với trẻ 6 tháng – 2 tuổi: uống 2,5ml/lần, ngày 2 lần. Với trẻ trên 2 tuổi: 5 ml/lần, ngày 2 lần.

Các bé sau khi chào đời tuyến mồ hôi chưa thể hoàn thiện. Cho đến tháng thứ 3-4 trẻ mới bắt đầu xuất hiện mồ hôi. Trẻ nhỏ do hệ thần kinh thực vật cũng chưa hoàn thiện nên cũng gây rối loạn về tiết mồ hôi. Vì vậy, ra mồ hôi trộm là bệnh trẻ em thường gặp, nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt và phát triển bình thường thì mẹ cũng đừng lo lắng. Trẻ lớn dần, sẽ hết. Bên cạnh đó các mẹ cũng lưu ý thấm mồ hôi cho trẻ liên tục, tránh để mồ hôi thấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh.

Nguồn: Tin tức y dược học việt nam

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...