Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Một số điều cha mẹ cần phải lưu ý về bệnh cận thị ở trẻ nhỏ

Một số điều cha mẹ cần phải lưu ý về bệnh cận thị ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cận thị là một bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ, nếu không sớm điều trị còn có thể dẫn tới mù lòa.

Nguyên nhân khiến trẻ cận thị

Nguyên nhân khiến trẻ cận thị

Cận thị là một dạng tật khúc xạ, ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt, do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc, dẫn đến khi nhìn những vật ở gần sẽ rõ còn vật ở xa sẽ mờ. Bệnh cận thị ở trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng và thường rất khó phát hiện, do đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh trẻ em này là điều rất cần thiết giúp hạn chế tối đa căn bệnh này cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị

Ở Việt Nam hiện đang có khoảng 1,5 triệu học sinh mắc tật cận thị và đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe về mắt, với những nguyên nhân chính gây ra tật cận thị ở trẻ như: 

  • Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít: Đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít, rất dễ gây ra cận thị.
  • Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ: những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg, khi lớn lên hầu hết đều bị cận thị.
  • Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ bị sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học tiểu học.
  • Do yếu tố di truyền: Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền cận thị sang con cái.,mức độ di truyền liên quan đến mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì chắc chắn sinh con ra bị cận thị.

Ngoài ra việc học tập và sinh hoạt thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ mặc căn bệnh này, nền giáo dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay thường bắt các em ngoài những giờ học trên lớp còn phải đi học thêm ngoài giờ rất nhiều môn, điều này khiến mắt các em phải làm việc nhiều, thời gian đến lớp nhiều dưới môi trường học tập không đảm bảo điều kiện, thiếu ánh sáng, ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

Dấu hiệu cho biết trẻ đã bị cận thị

Nếu trẻ bị cận thị, sẽ khiến trẻ không nhìn được rõ các vật ở xa, không đọc được chữ trên bảng, khi nhìn các vật ở xa hay nghiêng đầu hoặc nheo mắt, lúc đọc hoặc viết hay cúi sát xuống bàn hoặc đặt sách sát mặt, trẻ hay chớp mắt, dụi mắt hơn khi xem tivi.

Bên cạnh đó, trẻ bị cận thị cũng thường xuyên bị đau đầu, mỏi mắt hay mệt mỏi khi phải tập trung quan sát các vật ở khoảng cách hơn 1 mét.

Cận thị gây ra tác hại gì cho trẻ?

Theo tin tức Y Dược cho biết, bệnh cận thị không chỉ làm giảm đi đáng kể chất lượng cuộc sống, chất lượng học tập của trẻ, khiến trẻ nhìn kém, đọc viết chậm, đọc chữ hay bị nhảy dòng, chép đề sai, hay chạy lại gần bảng để thấy rõ hoặc phải chép bài của bạn… mà nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp, khiến cho tình trạng cận thị ngày càng nặng hơn có thể dẫn tới những biến chứng rất nặng nề như, mắt bị lé, co quắp điều tiết, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc gây mù lòa và di truyền cho những thế hệ sau.

Đặc biệt nếu trẻ bị cận thị sẽ bị hạn chế tham gia, học tập và làm việc ở những ngành nghề đòi hỏi sự tinh vi chính xác hoặc những nghề đòi hỏi thị lực tốt, ví dụ như phi công, công an.

Phòng học đầy đủ ánh sáng giúp trẻ phòng ngừa cận thị

Phòng học đầy đủ ánh sáng giúp trẻ phòng ngừa cận thị

Cách giúp trẻ phòng tránh bệnh cận thị

Để có thể chăm sóc và phòng tránh hiệu quả tật bệnh cận thị, chuyên mục sức khỏe gia đình khuyên cha mẹ nên bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, ánh sáng đèn không quá sáng hoặc quá tối (không dưới 100w), cần đặt gần cửa sổ, tránh ngồi nơi khuất bóng, tư thế ngồi học đúng, kích thước bàn ghế phù hợp, khoảng cách từ mắt đến bàn học khoảng 30 cm. 

Hạn chế gây áp lực lên mắt bằng cách không bắt ép trẻ học nhiều, thư giãn mỗi khi đọc sách hoặc xem tivi sau mỗi 30 – 40 phút, nên hạn chế xem tivi và làm việc với máy tính. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để mắt được thư giãn.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bằng cách bổ sung thức ăn có chứa nhiều Vitamin: A, E, C và nhóm B. Ngoài ra nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần tại bệnh viện chuyên khoa mắt.

Nếu trẻ bị cận thị ở mức độ nhẹ thì phải cho trẻ đeo kính phù hợp với mức độ cận thị của trẻ, trường hợp trẻ bị cận thị nặng cha mẹ có thể cho trẻ phẫu thuật mắt, với nền y học phát triển như hiện nay thì việc phẫu thuật trị cận thị đã không còn quá khó khăn, phức tạp như trước.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...