Nhiều trẻ bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm, nếu thấy biểu hiện này cha mẹ cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Một số điều cha mẹ cần phải lưu ý về bệnh cận thị ở trẻ nhỏ
- Những dấu hiệu cho biết bạn mắc bệnh thoái hóa khớp
- Trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ cây rau diếp cá
Trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
Đổ mồ hôi xảy ra bởi sự trao đổi chất trong cơ thể, khi cơ thể tỏa nhiệt sẽ biểu hiện bằng cách đổ mồ hôi. Hiện tượng đổ mồ hôi khi trẻ chạy nhảy vui chơi, tập thể thao là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu cha mẹ thấy trẻ thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm thì cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh trẻ em nguy hiểm.
Trẻ bị đổ mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur cho biết, nếu như trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm thì rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau:
Bệnh tim bẩm sinh
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh tim bẩm sinh thường có nguyên nhân là do khiếm khuyết ngay từ trong bào thai.
Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ là để trẻ bị quá nóng trong điều kiện thiếu không khí. Chính vì thế khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, mẹ cần kiểm tra không khí phòng xem có bị quá nóng hay không và nên điều chỉnh mức nhiệt độ trong phòng cho phù hợp, khoảng 26-28 độ C.
Ngưng thở trong khi ngủ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi ở trẻ. Lý do là bởi rối loạn chức năng các cơ quan trong đường thở, khiến trẻ có thể bị ngưng thở từ 10-20 giây khi ngủ. Do đó, cơ thể của trẻ sơ sinh phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Theo các chuyên gia Y Dược học Việt Nam, Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ sinh non. Nếu em bé của bạn bị ngưng thở khi ngủ, ở bé cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như màu da hơi xanh và thở khò khè bên cạnh việc ra mồ hôi khi ngủ đêm.
Tăng tiết mồ hôi
Nếu trẻ đang ở nơi có không khí thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải mà vẫn đổ mồ hôi thì rất có thể bé bị tăng tiết mồ hôi.
Biểu hiện thường thấy ở tình trạng này là đầu, bàn tay, bàn chân của bé đổ quá nhiều mồ hôi trong khi lưng lại khô ráo.
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rất may đây không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, người mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thực hiện các bước cơ bản để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất.
Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị đồ mồ hôi nhiều vào ban đêm
Làm thế nào để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ.
Cha mẹ cần làm những việc như sau:
Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
Bác sĩ Lâm Nhung, giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, khi thấy trẻ đổ mồ hôi, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng với mức phù hợp không quá nóng hoặc lạnh, nên từ 26-28 độ C. Mẹ cũng cần lưu ý không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ hoặc đắp chăn dày, sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái.
Nên chọn những loại quần áo rộng rãi, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ, sẽ giúp giảm bớt vi khuẩn và mùi khi trẻ bị đổ mồ hôi. Quần áo mềm cũng giúp da trẻ thoải mái, bớt ngứa ngáy.
Không để trẻ bị mất nước
Mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa trước khi đi ngủ. Nếu trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống thêm nước 30 phút trước khi đi ngủ để bù đắp cho lượng mồ hôi tiết ra.
Nếu như bạn thấy trẻ có những triệu chứng khác liên quan đến chứng đổ mồ hôi như ngủ li bì, rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy… thì nên đưa trẻ đến các phòng khám để bác sĩ kiểm tra và có những chẩn đoán đúng đắn nhất.
Nguồn: Yduochocvietnam.edu.vn Tổng hợp.