Danh mục
Trang chủ > Bệnh Người già > Làm gì để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi?

Làm gì để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Điều trị bệnh loãng xương khá tốn kém và rất khó điều trị đặc biệt là những người già, do đó chúng ta cần phải biết cách ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời để có bộ xương chắc khỏe.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương được coi là căn bệnh âm thầm, được xem là căn bệnh người già ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Bệnh loãng xương làm xương giòn, mỏng và dễ gãy ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng loãng xương, để giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức cần có về việc phòng ngừa bệnh loãng xương.

Loãng xương ở người già làm sao để phòng ngừa?

Các chuyên gia đã chia sẻ một số phương pháp cụ thể như sau:

Thói quen vận động thân thể: Hoạt động thể chất là chìa khóa để duy trì sức khỏe xương. Hãy đảm bảo tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy chọn môn thể dục có tác dụng căng duỗi xương để tăng cường mật độ xương. Bạn có thể lựa chọn các loại hình vận động như tập yoga, chạy hoặc các bài tập tăng cường sức bền.

Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng: Dưới làn da của chúng ta có vitamin D. Khi tiếp xúc với nắng, vitamin này sẽ được kích hoạt và chuyển đổi thành vitamin D3. Dạng hoạt tính của vitamin này hữu dụng đối với việc duy trì mật độ và sức khỏe xương. Không cần mất nhiều thời gian cho việc kích hoạt vitamin D3 trong cơ thể, chỉ phơi nắng 10 phút trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều là được. Việc hấp thu đầy đủ canxi và vitamin D thời trẻ là điều quan trọng phải xem xét nếu bạn muốn tránh bị loãng xương.

Hạn chế sử dụng thuốc lá: Hút thuốc cản trở quá trình điều trị gãy xương và làm giảm khả năng tái tạo xương của cơ thể. Bạn có thể gia tăng sức mạnh của xương và khả năng phục hồi sau chấn thương ngay khi ngừng hút thuốc.

Thuốc men: Theo chia sẻ của Dược sĩ giảng vên Mai Thị Hoa tại Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số loại thuốc dùng để trị bệnh trầm cảm, chứng trào ngược a xít… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

Nên uống sữa thường xuyên: Sữa được xem là nguồn cung cấp canxi tốt nhất để ngăn chặn tình trạng mất xương. Hãy tập thói quen thường xuyên uống sữa và các loại thực phẩm chứa canxi khác như hạnh nhân, cá mòi, cá hồi, ngũ cốc, nước cam và rau xanh.

 Hạn chế rượu và soda: Việc uống rượu hay soda quá mức làm tăng nguy cơ loãng xương bởi nó có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi và làm cạn kiệt nguồn dự trữ loại khoáng chất này, đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến căn bệnh loãng xương ở người già. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo bạn nên ưu tiên việc kiểm tra tình trạng xương thường xuyên, kiểm tra là cách duy nhất để phát hiện mất xương. Khi bạn càng có tuổi, nguy cơ loãng xương càng cao.

Hạn chế sử dụng muối: Cho dù chưa khẳng định chắc chắn là muối có tác động tới bệnh loãng xương nhưng có một mối quan hệ giữa lượng sodium cao và mất xương, đặc biệt đối với người huyết áp cao. Do đó, muối làm tăng lượng canxi bài tiết trong nước tiểu và mồ hôi, từ đó có thể thúc đẩy sự mất xương nếu bạn đã thiếu hụt canxi.

Có thể bạn quan tâm

Người già thường mắc bệnh gì khi vào mùa đông?

Mùa đông đem đến những sự khác biệt về nhiệt độ với cũng như gió ...