Dinh dưỡng đối với người cao tuổi cần được chú ý quan tâm, bởi cơ thể người cao tuổi có những thay đổi liên quan rất nhiều với chế độ ăn uống hàng ngày.
- YHCT bật mí 8 món ăn, bài thuốc chữa chứng tê buồn chân tay
- Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi
- Bác sĩ bật mí cách chăm sóc bệnh nhân Gout
Nguyên tắc chung về ăn uống của người cao tuổi
Nguyên tắc chung về ăn uống của người cao tuổi
Về cơ bản, chế độ ăn uống đối với người già không khác biệt quá nhiều với chế độ ăn uống của người trẻ. Nhu cầu năng lượng của người già giảm nhưng nhu cầu về các chất dinh dưỡng lại tăng cao. Việc duy trì chế độ ăn vừa đủ chất vừa ít calo là điều rất khó thực hiện. Do vậy khuyến cáo người già cần được duy trì hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải để có mức tiêu hao năng lượng phù hợp. Một số lưu ý trong chế độ ăn người cao tuổi khuyến cáo như sau:
Giảm mức ăn: Do nhu cầu năng lượng của người có tuổi giảm đi, nên hạn chế năng lượng đưa vào so với thời trẻ. Chú ý theo dõi cân nặng, không nên để tình trạng thừa cân béo phì rất dễ sinh các bệnh người già như tim mạch, chuyển hóa. Để có thể đảm bảo không dư năng lượng mà vẫn đủ chất nên chú ý chọn lọc thực phẩm, ăn đa dạng thực phẩm, tránh những đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều một số loại.
Giảm đường, muối và những thức ăn toan: Chế độ thức ăn cần giảm thịt, thức ăn từ động vật, chế độ ăn nên thiên về thức ăn kiềm ( cải bắp, cà rốt). Trong bữa ăn nên có các nhóm thực phẩm như: Hỗn hợp giàu chất đạm chất béo từ đậu, lạc, vừng, cá… nên dùng chất béo không no, đặc biệt có chứa acid linoleic rất quan trọng trong phòng chống tăng cholesterol: Ăn nhiều rau tươi, quả chín và các món salad, đây là nguồn vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể, chống lại sự oxy hóa và còn giúp cải thiện tình trạng táo bón rất thường gặp ở người già; Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích.
Ngoài ra, các bác sĩ tây y khuyến cáo, thức ăn cho người già nên chế biến mềm và nên có món canh trong bữa ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng của người cao tuổi hoạt động kém. Đặc biệt, đối với người già mắc các bệnh mạn tính liên quan tới ăn uống nên tuân theo chế độ ăn khuyến nghị mà thầy thuốc hướng dẫn.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng và chất khoáng ở người già
Bổ sung vi chất dinh dưỡng và chất khoáng ở người già
Đảm bảo vi khoáng chất cần thiết bổ sung từ thực phẩm hàng ngày là rất quan trọng, tuy nhiên do nhu cầu tăng cao, người già ăn uống kém nên trong một số trường hợp cần bổ sung thêm qua thực phẩm chức năng. Hiện nay, chưa có một quy định chung về việc sử dụng các loại bổ sung vitamin nhưng đã có sự điều chỉnh về bổ sung trong các trường hợp sau:
- Vitamin D liều 5-10 µg/ngày (200 – 400 IU/ngày) đối với người già không tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời.
- Calci trong khoảng 400 – 800mg/ ngày đối với những người không thể tăng nguồn calci từ chế độ ăn, đặc biệt là những người không sử dụng các sản phẩm sữa.
- Vitamin B12 ở mức 1,5 µg/ngày đối với những người phẫu thuật dạ dày hay viêm teo dạ dày ( Do những bệnh lý này gây hạn chế hấp thu B12 từ thức ăn)
Việc bổ sung các vitamin và chất khoáng nên có sự đánh giá qua kết quả xét nghiệm và theo chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt khi bổ sung với liều lượng lớn.
Theo các bác sĩ tư vấn trên trang tin tức Y Dược cho biết, người già không thể tránh khỏi sự suy giảm sức khỏe. Với chế độ ăn và lối sống hợp lý suốt cả đời con người thường có thể duy trì cuộc sống năng động cho tới 70 tuổi. Ngay cả khi mắc những bệnh mạn tính, tàn tật người già vẫn có thể nâng cao sức khỏe thông qua: dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên, hít thở không khí trong lành…Các chuyên gia dinh dưỡng, người làm công tác xã hội và đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế nên là những người tiên phong về công tác chăm sóc sức khỏe cho người già.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn