Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tuy rằng bệnh táo bón không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định.

Táo bón ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Táo bón ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Táo bón là một trong những căn bệnh trẻ em thường gặp ở đường tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng. Mặc dù táo bón không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Khi để tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính, bệnh trĩ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Táo bón ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Táo bón là tình trạng trẻ có số lần đi đại tiện ít hơn bình thường, tức là ít hơn 3 lần trên tuần, và mỗi lần đi trẻ thường gặp khó khăn như thấy đau, khó chịu, căng thẳng. Khi táo bón, phân sẽ khô và rắn, vón thành cục nhỏ thậm chí có máu lẫn trong phân, và trong mỗi lần đi phân không thể tống hết ra ngoài. Táo bón nặng còn có thể gây ra tắc ruột và trẻ thường cảm thấy bụng đầy hơi, căng cứng vùng trên rốn.

Dấu hiệu  táo bón dễ thấy nhất là trẻ quấy khóc, biếng ăn vì táo bón thường gây ra cho trẻ cảm giác khó chịu, chướng bụng, đầy hơi, có lúc trẻ bị đau bụng nhẹ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Nếu cha mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Dấu hiệu tiếp theo là trẻ đi ngoài phân cứng và số lần đi ngoài thưa thớt, dấu hiệu này dễ dàng thấy được sau mỗi lần trẻ đi ngoài , đặc biệt sẽ thấy trẻ mỗi lần đi ngoài trẻ rất căng thẳng, sợ đi ngoài và phải rặn lâu. Khi sờ vào bụng trẻ thấy thấy bụng chướng cứng, do chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, tích tụ lại trong bụng trẻ, kèm theo đó trẻ có biểu hiện xì hơi có mùi khó chịu, mệt mỏi, chán ăn..

Theo các bác sĩ Tây y, khi trẻ đi ngoài có thể có máu theo phân, thường trường hợp này là do phân quá khô cứng, làm tổn thương hậu môn, hoặc phân cứng làm tổn thương niêm mạc trực tràng dẫn đến làm chảy máu và gây đau rát hậu môn. Tất cả các lý do trên khiến trẻ sợ đi ngoài nên hay nín và nhịn phân, dần dần việc nhịn đi ngoài trở thành thói quen, bố mẹ dễ dàng quan sát được hành vi sợ đi ngoài như trẻ sẽ có những động tác nhằm kìm giữ phân lại trong trực tràng như bắt chéo 2 chân, hoặc bấu chặt vào thành ghế ngồi, hoặc ngồi nhấp nhổm hoặc trẻ bỏ trốn khi được gọi đi ngoài.

Các biến chứng của táo bón ở trẻ em

Các biến chứng của táo bón ở trẻ em

Các biến chứng của táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trên thực tế căn bệnh này có thể là sự bắt nguồn cho các bệnh đường tiêu hóa khác, một số bệnh thường gặp là bệnh đại tràng, rối loạn chức năng dạ dày, ruột…Trong số đó bệnh trĩ là một biến chứng nghiêm trọng của táo bón. Do phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng làm cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, tình trạng này kéo dài sẽ dần gây nên bệnh trĩ, thậm chí nếu không được điều trị đúng cách bé có thể bị sa trực tràng.

Nứt hậu môn, viêm hậu môn là biến chứng tiếp theo có thể gặp. Khi trẻ không đi ngoài được khiến phân tích tụ trong trực tràng thành một khối lớn và cứng. Lúc này trẻ phải gắng sức rặn mới đẩy phân ra ngoài được. Việc này sẽ gây nên những vết nứt ở hậu môn khiến trẻ bị đau và xót. Vì thế để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, các bác sĩ tư vấn trên trang tin tức Y Dược khuyến cáo mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám nếu bệnh trở nên nặng hơn.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

dau-bung-kinh

Bị trúng thực nên ăn uống gì?

Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực ...