Bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh người già thường gặp nhất, cực kỳ nguy hiểm và có thể để lại những di chứng ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh.
- Một số bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi và biện pháp phòng tránh
- Cách phòng bệnh viêm khớp ở người già khi mùa đông đến
- Đông Y hướng dẫn xoa bóp chữa thiểu năng tuần hoàn não
Bệnh đột quỵ ở người cao tuổi
Bệnh đột quy hay thường gọi là bệnh tai biến mạch máu não, do máu không kịp lưu thông lên não khiến cho các tế bào ở não bộ không được cung cấp oxy và glucoso cần thiết gây chết não, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng và gây liệt ở một số bộ phận trên cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những điều cần biết về bệnh đột quỵ để người đọc có thể phòng tránh và nhận biết được bệnh tốt nhất!
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị bệnh đột quỵ?
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ…và có thể tử vong. Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, một số những người có nguy cơ cao bị đột quỵ như:
- Người có huyết áp cao (chiếm 80% bệnh nhân đột quỵ)
- Người mắc bệnh đái tháo đường
- Những người có độ tuổi trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn
- Người mắc bệnh sơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ
- Những người bị bệnh tim, nhất là bị bệnh van tim khiến các cục máu đông hình thành trong buồng tim có thể đi lên làm tắc mạch não.
- Những người hút thuốc lá nhiều, lạm dụng bia rượu, béo phì và ít vận động.
Người già thường mắc một số bệnh mạn tính như tim mạch, béo phì, tiểu đường, bệnh rối loạn chuyển hóa, có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ, nó là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ
Khi NCT đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác hoặc hôn mê, gọi hỏi không biết gì (trường hợp nặng do xuất huyết não nhiều hoặc bị chèn ép làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng một vùng não), đó là những dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Những dấu hiệu nữa là đột ngột tê tay, chân cùng bên hoặc tay chân khó cử động; nói khó, ngọng, phát âm không rõ; một bên mắt nhắm không kín, nhìn đôi, nhìn mờ, nhoè; miệng méo; nhân trung lệch; có thể rối loạn tiểu tiện (tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu). Ngoài ra, có thể gặp một số dấu hiệu khác kèm theo như mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn. Các triệu chứng này có thể tăng dần lên làm cho bệnh cảnh càng trầm trọng. Nguy cơ tử vong ở những người đột quỵ không phát hiện sớm và không xử trí kịp thời có thể chiếm tỷ lệ rất cao (90%) và một tỷ lệ thấp nếu qua khỏi phải chịu di chứng nặng nề hoặc liệt, mọi sinh hoạt không tự chủ, không nói được, lú lẫn..
Xử lý như thế nào khi bị đột quỵ?
Theo Tin tức Y Dược, nếu nhận thấy một số dấu hiệu trên cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu, không được đắn đo, chần chừ, nếu được xử lý sớm thì khả năng cứu sống bệnh nhân là càng cao và ít để lại di chứng. Trong thời gian đợi di chuyển nên cho người bệnh nằm yên, nghiêng đầu sang một bên ngay cả khi có triệu chứng co giật. Để tránh người bệnh cắn lưỡi cho một chiếc đũa hoặc cán thìa có quấn vải vào giữa 2 hàm răng.
Cách xử lý và phòng tránh bệnh đột quỵ
Phòng tránh bệnh đột quỵ ở người già như thế nào?
Phòng bệnh đột quỵ ở người già là phải phòng từ xa có nghĩa là cần được khám sức khỏe định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Khi có bệnh về tim mạch cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học: mọi người cần lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo, giảm muối, hạn chế uống rượu bia, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
- Giữ tâm trạng ổn định: kiểm soát cảm xúc cũng hết sức quan trọng trong việc phòng bệnh, hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống, sống vui vẻ thoải mái.
- Chế độ sinh hoạt phù hợp:chế độ sống thay đổi phù hợp và khoa học rất quan trọng bảo đảm ngủ đủ, tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên.
Trên đây là những điều cần biết bệnh đột quỵ ở người già, hi vọng rằng có thể giúp ích được nhiều cho bạn đọc để có được một cuộc sống tươi đẹp.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn