Gout là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu
- Tổng quan những điều cần biết về bệnh loãng xương
- Những kiến thức tổng quan về bệnh parkinson mà có thể bạn chưa biết
- Bệnh phù chân ở người già và những hiểm họa khôn lường
Bệnh gout xảy ra do tăng acid uric trong máu
Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh Gout và cách chăm sóc chúng ta cùng gặp gỡ và lắng nghe sự chia sẻ của bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur.
Hỏi: Thưa bác sĩ, nguyên nhân của bệnh nhân bị bệnh Gout là gì?
Trả Lời: Bệnh Gout là bệnh người già hay mắc phải, nguyên nhân của bệnh Gout chủ yếu là do:
- Tăng sản xuất acid uric: dùng nhiều thịt có purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.
- Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận, đôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.
Hỏi: Thưa bác sĩ, triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh Gout gồm những gì?
Trả lời: Triệu chứng của bệnh Gout khá điển hình, bao gồm:
- Xuất hiện: đột ngột
- Vị trí: khớp bàn ngón chân, ngón tay, cổ tay cổ chân
- Biểu hiện: Khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng
- Thời gian: Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5 – 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần
- Có thể có sốt vừa hoặc nhẹ
Điều trị bệnh gout như thế nào?
Hỏi: Vậy thưa bác sĩ, bệnh nhân bị bệnh Gout phải điều trị như thế nào?
Trả lời: hướng điều trị bệnh nhân Gout như sau:
- Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.
- Thuốc chống viêm không steroid Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân.
- Thuốc Colchicine là thuốc chống phân bào,
- Thuốc Corticosteroid: mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp.
Ngoài ra chăm sóc bệnh nhân bị bệnh Gout khá quan trọng nhất là vận động cho bệnh nhân:
- Giảm đau và khó chịu do viêm khớp
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế thích hợp
- Hạn chế vận động nặng
- Để khớp ở tư thế cơ năng và vận động nhẹ tránh cứng khớp
- Chườm lạnh tại khớp giúp giảm đau và giảm viêm
- Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng vận động khớp
- Trong đợt cấp: Cố định ở tư thế cơ năng để giảm đau
- Sau đó nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhành đi bộ, đi xe đạp, tập gấp duỗi tại các khớp ngón tay, ngón chân.
- Các phương pháp vật lý trị liệu
- Xoa bóp, kéo nắn dãn các khớp
- Giảm nguy cơ loét các hạt tôphi
- Theo dõi da tại các vùng khớp viêm phát hiện sớm tổn thương
- Hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn,
- Phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.
- Nếu có tổn thương chăm sóc rửa vết thương hằng ngày
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh
- Duy trì chế độ ăn bình thường
- Cung cấp đủ năng lượng( 2500-3000 calo/24h)
- Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân sạch sẽ
- Trình bày món ăn đẹp mắt
- Giảm cân trong trường hợp béo phì
- Cung cấp kiến thức về bệnh cho bệnh nhân
- Cung cấp kiến thức về bệnh gout
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh
- Hướng điều trị bệnh
- Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sớm và không đúng phác đồ
Những loại thực phẩm bệnh nhân Gout không nên ăn
Các biến chứng do dùng chống viêm giảm đau cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời:Các biến chứng do dùng colchicin, Các biến chứng do bị dị ứng thuốc, Các biến chứng do dùng corticoid: Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính. Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: Loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường,………..
Vâng, rất cảm ơn chia sẻ vô cùng bổ ích của bác sĩ. Các bệnh nhân bị bệnh Gout nên sớm đi khám và điều trị theo đúng phác đồ để có thể giảm thiểu tối đa các biến chứng của bênh Gout gây ra!
Để trở thành Điều Dưỡng viên chuyên nghiệp – chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, bạn có thể đăng ký học tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – một trong những Trường có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng. Chương trình đào tạo gắn liền với thực hành và mô hình trường học- bệnh viện. Môi trường học tập năng động giúp học viên có thể phát huy hết khả năng của mình.
Để đăng ký học các bạn có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đây: đăng ký trực tuyến
Hoặc các bạn có thể qua trực tiếp địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội. Tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926. 895.895 để được tư vấn hướng dẫn xét tuyển.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn