Danh mục
Trang chủ > Bệnh Người già > Tổng quan những điều cần biết về bệnh loãng xương

Tổng quan những điều cần biết về bệnh loãng xương

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Loãng xương là căn bệnh đa số mắc phải ở người trung niên hay người già và thậm chí xuất hiện ở người trẻ tuổi, gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh thậm chí dễ bị gãy xương dù chỉ cần một tác động nhỏ từ bệnh ngoài.

Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Thế nào là bệnh loãng xương?

Loãng xương có thể gọi nôm na là Bệnh người già vì đa số người mắc phải là đối tượng người lớn tuổi. Bệnh loãng xương thường xuất hiện khi xương bắt đầu lão hóa. Bệnh loãng xương là hiện tượng xương bị suy giảm các protein và các khoáng chất dẫn đến tỷ trọng khoáng chất hay tỉ trọng thể tích xương bị suy giảm, mật độ xương thấp.  Lúc đó, xương trở nên yếu ớt, giòn, dễ gãy và khi gãy khả năng hồi phục rất thấp thậm chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Loãng xương không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ khiến xương mất đi độ chắc khỏe, giảm sức chống đỡ và chịu lực, có thể bị lún, xẹp hoặc nghiêm trọng nhất là gãy xương.

Bệnh loãng xương xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Bệnh loãng xương là một căn bệnh có diễn biến thầm lặng và khó phát hiện, thường xuất phát từ những yếu tố khác nhau như:

  • Di truyền: Khi ba mẹ mắc bệnh loãng xương thì tỉ lệ con cái mắc bệnh rất cao do yếu tố di truyền; Do sử dụng kháng viêm Corticoid trong thời gian dài, bệnh loãng xương là tác dụng phụ của thuốc mang lại cho cơ thể.
  • Tuổi tác: Đối với trẻ em chậm lớn, thiếu cân, thiếu chất dinh dưỡng trong đó quan trọng nhất là Calci rất dễ gây còi xương. Nếu lúc nhỏ bị còi xương thì khi lớn tuổi nguy cơ gây loãng xương càng cao do thiếu hụt Calci và quá trình lão hóa xương diễn ra sớm hơn.
  • Giới tính: Theo chia sẻ của các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở Nữ giới cao hơn Nam giới do trong những ngày hành kinh, lượng estrogen trong cơ thể người nữ giảm mạnh, hoặc bị rối loạn nội tiết trong giai đoạn tiền mãn kinh, lượng estrogen mà cơ thể sản sinh ra không đủ để tổng hợp calci cho xương cùng với việc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên rất dễ gây loãng xương.

Triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương

  • Đau nhức xương khớp, đặc biệt là xương đốt sống.
  • Lưng bị gù, giảm chiều cao so với trước đây.
  • Gãy hoặc nứt xương cổ tay, xương sống, xương hông, đùi…
  • Cảm thấy đau khi thực hiện các động tác xoay người, khom lưng, khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi tư thế…
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau cơ, hay bị chuột rút các bắp cơ.

Bệnh loãng xương ở người lớn tuổi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Bệnh loãng xương ở người lớn tuổi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Một số biến chứng nguy hiểm từ loãng xương

  • Khó khăn trong việc đi lại, vận động.
  • Khi bị gãy xương thì vết thương rất khó lành.
  • Có dấu hiệu gù, vẹo cột sống.
  • Chèn ép các dây thần kinh gây ra các cơn đau.
  • Gãy xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…

Các phương án phòng và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và Calci để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương ở các bệnh nhân thiếu hụt calci.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất  cà phê, rượu bia, thuốc lá…
  • Nên dùng biện pháp thay thế hormon tự nhiên của cơ thể bằng đường uống, chẳng hạn như sử dụng các viên uống bổ sung estrogen, estradiol, ethinylestradiol…khi lượng estrogen của Nữ giới bị suy giảm mạnh nhằm ngăn ngừa bệnh loãng xương tiến triển.
  • Các loại thuốc được dùng trong điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương như: pamidronate, calcitonin, calcitriol, raloxifene…
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sáng sớm để tổng hợp vitamin D góp phần giúp chắc xương.
  • Ăn uống các loại thực phẩm giàu calci như: hải sản như cua, cá, tôm, nghêu sò… hay sữa, rau xanh.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống như các loại sữa dành cho người bị loãng xương.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để được lời khuyên và cách điều trị phù hợp.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...