Cây lười ươi hay còn được gọi với một số tên khác như Cây ươi, Đười ươi hay An nam tử. Đây là một vị thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
- 7 lợi ích khi uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng
- Mẹo trị bệnh tiểu đường bằng cây Sương sáo
- Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả Lựu
Cây lười ươi phân bố nhiều ở nước ta
Sơ lược thông tin về cây Lười ươi
Cây lươi ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost. Lười ươi thuộc dạng cây to, cao 20cm -25 cm, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung đỉnh cành, lá to dày, nguyên hay sẻ ra 3-5 thùy dạng bàn tay, cuống lá to, mập , nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá già rụng vào mùa khô. Lười ươi thường ra hoa vào tháng 1-3 hàng năm, Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc quả. Cây thường ra quả vào tháng 6-8.
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết, cây lười ươi có vị ngọt, đậm, tính mát và không độc có tác dụng uất hỏa, tán bế, thanh phế nhiệt hay làm thanh tiếng.
Áp dụng cây Lười ươi vào các đơn thuốc chữa bệnh
Lười ươi với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ: Lười ươi 2-5 hạt sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.
- Chữa viêm họng, viêm amiđan cấp tính: Lười ươi 5g, bản lam căn 5g, mạch môn đông 5g, cam thảo 3g. Hãm với nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Hoặc dùng: Lười ươi 5g, bồ công anh 4g, hoa kim ngân (khô) 16g, bạc hà 2g, cam thảo 1g. Rửa sạch, hãm nước sôi, uống thay nước hàng ngày.
- Trị ho khan, mất tiếng, họng nóng rát, viêm đau lợi: Lười ươi 5 hạt, cam thảo 3g. Sắc uống thay trà. Nếu người già hoặc trẻ em uống có thể cho thêm ít đường phèn.
- Trị đau họng, ho khan không có đờm, khàn tiếng, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam: Lười ươi 3 hạt, mật ong 15ml. Hãm với nước sôi uống thay trà.
- Trị khan tiếng, mất tiếng, tắc tiếng, ho không long đờm: Bàng đại hải, 2 trái, ngâm với nước sôi , uống thay nước trà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược HCM khuyến cáo những người phế có phong hàn hoặc đờm ẩm thì không nên dùng Lười ươi để chữa bệnh.