Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả Lựu

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả Lựu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Lựu là một loại trái ăn quả không mấy xa lạ với mỗi gia đình, tuy nhiên ít ai biết được Lựu là một cây Đông y được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Sau đây các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM xin chia sẻ sơ lược về công dụng của loại cây ăn quả này.

ba-bau-co-nen-an-luu-1

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả Lựu

Thông tin sơ lược cần biết của cây Lựu

Cây Lựu hay còn được gọi với một số tên khác như thạch lựu, tháp lựu, bạch lựu hay lựu chùa tháp, có tên khoa học là Punica granarum, thuộc họ lựu Punicaceae. Lựu là một cây thuộc mộc, cao khoảng 3m -4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá nhỏ, dài, mềm, mỏng, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa. Quả to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài. Vỏ quả dày, ngoài da sắc lục, chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt nhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng. Lựu được trồng khắp nơi ở nước ta, được trồng làm cây kiểng hoặc thu lấy quả, trồng với phương pháp dâm cành. Dân gian thường dùng vỏ than, vỏ cành , vỏ rễ phơi hay sấy khô hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô để làm thuốc.

Theo Đông y, Lựu có vị chua sáp, tính ôn có công dụng Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết , sử dụng trong trường hợp tả lâu ngày, lị mãn, có máu trong phân, sa trực tràng, chảy máu tử cung, âm đạo. đau bụng do giun sán.

Thành phần hóa học có trong cây Lựu

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ trong cây Lựu có chứa một số thành phần hóa học như: Vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành có chứa chừng 22 % tanìn (axit galatanic hoặc digalic và axit punicotanìc). Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit: Peletierin. Isopeletierin. Cả hai không bị NaHCOj đẩy là vì ancaloit có N bậc 2. Metylpeletierin. Pseudopeletierin (bị NaHC03 đẩy là vì ancaloit có N bậc 3). Tỷ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng sunfat trong 1 kg vỏ là: Peletierin suníat 0,7g-1 g. Isopeletierin sunfat 1,3g-1,5 g. Pseudopeletierin 1,5g-2 g. Metyli sopeletierin 0,04g. Nhưng tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện hái, cách chăm sóc và bảo quản. Trong các ancaloit trên chỉ có peletierin , isopeletierìn có tác dụng trị sán. Theo các tài liệu mới gẩn đây, người ta không công nhận có peletierin, mà chỉ có isope.

Lựu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Lựu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Lựu và một vài bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

  • Tẩy giun kim, giun đũa, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10 g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
  • Trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.
  • Trị chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
  • Trị ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15 g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
  • Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi loại 8 g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Có thể bạn quan tâm

Đau đầu có nên xoa bóp bấm huyệt không?

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, trong việc tìm kiếm các phương pháp ...