Nhiệt miệng khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, ăn uống không ngon miệng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo Đông Y, nhiệt miệng có các thể bệnh với các biểu hiện khác nhau và dùng bài thuốc đặc trị để chữa.
Nơi lở miệng đỏ tươi và đau, mất ngủ, tiểu tiện vàng, ít. Dùng bài thuốc: sinh địa 30 gr, cam thảo 6 gr, hoàng bá 9 gr, nữ trinh tử 15 gr, quy bản 9 gr, cốc nha 15 gr, mộc thông 6 gr, hoàng liên 3 gr, tri mẫu 9 gr, hạn liên thảo 15 gr.
Thể âm hư hỏa độc ứ trệ
Nơi lở miệng sưng đỏ, họng khô, khát nước. Đối với Bệnh phụ nữ dùng bài thuốc: sinh địa 20 gr, xích thược 20 gr, xuyên khung 9 gr, hoàng liên 6 gr, cốc nha 10 gr, thần khúc 10 gr, chi tử 12 gr, bạch thược 20 gr, hoàng cầm 9 gr, hoàng bá 12 gr, mạch nha 10 gr, đan sâm 15 gr.
Thể vị hỏa
Miệng loét, lan tới chân răng, môi, má sưng đỏ, nóng rát, khát nước. Dùng bài thuốc: sinh thạch cao 30 gr, cam thảo 6 gr, huyền sâm 15 gr, lô căn 30 gr, thạch hộc 15 gr, tri mẫu 9 gr, sinh địa 30 gr, mạch môn đông 9 gr, thiên hoa phấn 30 gr, liên kiều 15 gr.
Thể thận âm bất túc, hư hỏa nung nấu
Nơi lở miệng tái phát nhiều lần, họng khô, khát, ưa uống nước lạnh, chóng mặt. Dùng bài thuốc : sinh địa 15 gr, bạch thược 12 gr, mạch môn đông 12 gr, đan bì 12 gr, chi tử 10 gr, hoài sơn 12 gr, nữ trinh tử 12 gr, thục địa 15 gr, thiên môn đông 10 gr, hoàng cầm 12 gr, huyền sâm 12 gr, cát cánh 12 gr, địa cốt bì 12 gr, cam thảo 10 gr.
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên: nước đầu cho các vị thuốc cùng 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chiết ra; nước hai cho 2 chén nước vào, nấu tiếp, còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, sau bữa ăn 1 giờ.
Cách phòng bệnh
Đề phòng nhiệt miệng Y dược học Việt Nam khuyên bạn mùa hè, nắng nóng, hạn chế ăn uống các món kích thích, cay nóng; tăng cường ăn nhiều rau quả, trái cây có tính mát như: dưa chuột, bí đao, mướp đắng, rau má, mồng tơi, rau đay… Hằng ngày phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nguồn: Benhvathuoc.com