Đau mỏi cơ toàn thân không chỉ là một cảm giác khó chịu thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cơ thể gặp những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc nhận diện nguyên nhân gây đau mỏi cơ là bước quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đau mỏi cơ toàn thân
Theo các bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bệnh lý có khả năng cao gây đau mỏi toàn thân là:
- Bệnh Lupus: Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các cơ quan và khớp. Triệu chứng thường gặp là đau nhức toàn thân, cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng và khó cử động.
- Viêm da cơ: Một bệnh tự miễn khác gây đau nhức cơ và phát ban đặc trưng màu đỏ hoặc tím quanh mí mắt. Bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt sưng ở khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay, da khô, tóc thưa và kích ứng da quanh móng tay. Điều trị thường kết hợp thuốc và vật lý trị liệu.
- Viêm đa cơ: Bệnh lý này có thể liên quan đến rối loạn miễn dịch, ung thư hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng chủ yếu đến các cơ gốc chi (vai, cánh tay, đùi, cổ). Triệu chứng nặng có thể bao gồm khó thở, khó nuốt, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời.
- Bệnh Lyme: Do vi khuẩn từ vết cắn của bọ chét gây ra, bệnh Lyme có các triệu chứng như đau mỏi cơ toàn thân, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Phát ban có thể xuất hiện quanh vết cắn sau vài ngày. Tình trạng mệt mỏi và đau cơ có thể kéo dài ngay cả sau khi điều trị kháng sinh.
- Viêm cột sống dính khớp: Đây là một bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến cột sống, hông và đầu gối. Triệu chứng chính là đau nhức khớp, đặc biệt vào buổi sáng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
- Sốt màng não miền núi: Gây ra bởi vi khuẩn R. rickettsii, bệnh này có các triệu chứng tương tự như cảm cúm (sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ thể). Đặc trưng là phát ban ở mắt cá chân và cổ tay. Điều trị kháng sinh kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Cúm và các bệnh nhiễm trùng khác: Các bệnh như cúm, Covid-19, HIV đều có thể gây đau mỏi cơ thể, đi kèm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ngạt mũi. Trong khi cúm thường tự khỏi, các bệnh nhiễm trùng khác cần được điều trị để tránh hậu quả lâu dài.
- Suy giáp: Tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone có thể dẫn đến đau nhức cơ khớp, da khô, rụng tóc và suy giảm trí nhớ. Bệnh này cần được điều trị bằng thuốc để cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Đau cơ xơ hóa: Xảy ra do rối loạn trong quá trình truyền dẫn tín hiệu đau lên não, có thể bị kích hoạt bởi căng thẳng, phẫu thuật hoặc các bệnh lý khác. Bệnh nhân thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, suy giảm trí nhớ và thay đổi tâm trạng. Điều trị thường kết hợp thuốc và tập thể dục.
Các nguyên nhân khác gây đau mỏi cơ toàn thân
Ngoài các bệnh lý trên, đau mỏi cơ toàn thân còn có thể xuất phát từ các yếu tố khác:
– Tác dụng phụ của thuốc Statin (Thuốc kiểm soát cholesterol) đôi khi gây đau nhức cơ.
– Hội chứng mệt mỏi mạn tính gây ra sự mệt mỏi kéo dài, thiếu tập trung và đau nhức cơ khi vận động.
– Lưu lượng máu kém đến cơ có thể gây đau nhức, đặc biệt ở tay và chân, thường xuất hiện khi tập thể dục và có thể trở nên nghiêm trọng ngay cả khi nghỉ ngơi.
Lời khuyên từ bác sĩ:
Theo các bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa lưu ý nếu bạn gặp phải tình trạng đau mỏi cơ toàn thân kéo dài, không rõ nguyên nhân hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường như sốt, phát ban, khó thở, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý nghiêm trọng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài.