Danh mục
Trang chủ > Bệnh Phụ nữ > Bệnh sởi: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ đang mang thai

Bệnh sởi: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ đang mang thai

Bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, nổi tiếng với khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Đối với phụ nữ mang thai, sởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn gây ảnh hưởng cho sự phát triển và an toàn của thai nhi.

Những đối tượng có nguy cơ bị mắc sởi cao

Tuy đa số người bị sởi thường không bị biến chứng nặng, nhưng một số nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao gặp phải diễn biến nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe lâu dài:

Phụ nữ mang thai: Đây là nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm. Nhiễm sởi trong thai kỳ có thể gây ra: Sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhi nhẹ cân. Sởi cũng gây ra vác biến chứng nghiêm trọng ở mẹ như viêm phổi, viêm não.

– Trẻ dưới 5 tuổi: Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh và gặp các biến chứng như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não.

– Người có hệ miễn dịch suy giảm: Do mắc HIV/AIDS, đang điều trị ung thư, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– Người cao tuổi và người có bệnh nền: Mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp.

– Người chưa tiêm phòng: Nguy cơ mắc bệnh cao nhất và dễ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Các phương pháp xử lý cho phụ nữ mắc sởi khi đang mang thai

Khi phụ nữ mang thai không may nhiễm sởi, việc xử trí kịp thời và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố then chốt để giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Theo chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các phương pháp nên áp dụng là:

Thăm khám bác sĩ ngay lập tức: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, phát ban, ho, sổ mũi, viêm kết mạc.

Điều trị triệu chứng theo chỉ định:

+ Hạ sốt an toàn bằng Paracetamol (tuân thủ liều lượng bác sĩ chỉ định).

+ Bổ sung đủ nước và điện giải.

+ Nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin C.

+ Theo dõi sát sao tình trạng thai nhi: Thực hiện siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sự phát triển của bé.

Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà. Mọi biện pháp can thiệp cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi trong thai kỳ

Phòng ngừa luôn là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là các biện pháp hiệu quả:

– Tiêm phòng MMR trước khi mang thai: Nếu có kế hoạch mang thai, nên tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR) ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai.

– Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

– Tăng cường sức đề kháng: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.

– Khám thai định kỳ: Theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa  cũng đặc biệt lưu không tiêm vắc xin MMR trong thời kỳ mang thai.

Đối với phụ nữ đang mang thai, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và thăm khám bác sĩ thường xuyên là vô cùng quan trọng để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẻ kiến thức về hormon Estrogen và Progesteron

Estrogen và progesteron là hai loại hormone sinh dục quan trọng trong cơ thể phụ ...