Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Y dược học Việt Nam cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Y dược học Việt Nam cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Chân tay miệng sẽ không là nỗi lo lắng quá lớn nếu cha mẹ có kiến thức về bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch lớn. Do đó cha mẹ cần bảo vệ trẻ trước những thời điểm dễ phát sinh bệnh như  khi thời tiết thay đổi hiện nay.

Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em có các dấu hiệu như sốt, xuất hiện các mụn nước viêm loét tại khu vực niêm mạc miệng, mông, lòng bàn tay, bàn chân…khiến trẻ đau đớn, khó chịu và gặp khó khăn khi ăn uống.

Nguyên nhân bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:

  • Do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ mũi, miệng hoặc phân của trẻ bệnh sang trẻ lành.
  • Quá trình dùng chung đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt bị dây dính virus gây bệnh.
  • Bàn tay của cha mẹ hoặc cô giáo khi chăm sóc các trẻ cũng có thể gián tiếp là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng cho trẻ .
  • Khi virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ, hệ thống hạch bạch huyết và niêm mạc ruột và miệng sẽ bị ảnh hưởng, phát triển nhanh chóng thành các thương tổn bên ngoài ra và triệu chứng khó chịu từ trong cơ thể.

Tay chân miệng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ

Tay chân miệng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ thông qua các biểu hiện thường gặp nhất như:

  • Xuất hiện các mụn nước sau đó bị nặng thêm, hình thành các vết loét tại vùng miệng, lan xuống tay, chân, mông, đầu gối, Trong một số trường hợp mụn nước xuất hiện trên nền hồng ban.
  • Sau 2-3 ngày, các bóng nước vỡ ra khiến trẻ đau rát, lúc này trẻ thường biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ…
  • Sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ, đau họng, mệt mỏi.
  • Khi sờ vào các hồng ban có mụn nước cảm giác cộm, ấn và không đau.

Trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng

Cách điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ em

Tay chân miệng là bệnh trẻ em thường gặp, không cần quá lo lắng về mức độ nguy hại của bệnh. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh cũng như vacxin phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ. Do đó để điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ hãy lưu ý những điều sau:

  • Không chọc vỡ mụn nước trên cơ thể trẻ. Giữ gìn vệ sinh cơ thể để ngăn ngừa virus gây bệnh phát triển cũng như tránh nhiễm trùng vết loét.
  • Theo dõi các dấu hiệu bệnh ở trẻ thường xuyên, nhanh chóng đưa trẻ nhỏ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra.
  • Cách ly trẻ bằng cách cho bé nghỉ học ở nhà và hạn chế tiếp xúc với anh chị em trong gia đình.
  • Sát trùng  đồ dùng, đồ chơi của bé, để riêng những vật dụng của trẻ bị bệnh tay chân miệng riêng biệt.
  • Rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ không còn là bệnh nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách bảo vệ con mình. Do đó mỗi phụ huynh hãy trang bị những kiến thức cần thiết nhất về bệnh để không gặp lúc túng khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Hoàng Thu – Yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng của sóng siêu âm trong vật lý trị liệu

Trong Y khoa, người ta sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần đưa ...