Một vài nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng: các bé dưới một tuổi có nhiều khả năng hơn là ta tưởng. Dưới đây, Y Dược học Việt Nam sẽ bật mí một số trong những điều mà bạn không tin là bé có thể làm được.
Nghe được đồng thời tất cả các tần số âm thanh
Chúng ta thường cho rằng thính giác của bé là một phiên bản non nớt của người lớn. Chắc chắn là vậy, bé quay lại khi bạn tạo ra tiếng động, nhưng bé không thể thực sự hiểu sự khác biệt giữa lời nói và các âm thanh khác. Tuy điều này khá đúng, song đó không phải là vì bé không nghe được tốt như chúng ta mà là vì bé điều chỉnh thính giác theo một kiểu hoàn toàn khác. Các nhà khoa học Trường đại học Washington đã phát hiện ra rằng, bé nghe được đồng thời tất cả các tần số âm thanh.
Khi nghiên cứu 73 trẻ dưới 1 tuổi để xem các bé đáp ứng với những loại âm thanh nào, các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ nghe tốt hơn với dải tần số rộng hơn so với người lớn. Cơ chế này giúp trẻ phản ứng với những âm thanh bất ngờ. Bé không cần phải tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại âm thanh khác nhau, nhưng chúng cần biết liệu thứ đang đi qua phòng có tình cờ đưa chúng ra khỏi giường hay không. Khả năng này có thể là tàn dư từ thời cổ đại, khi việc nghe thấy tất cả có thể là một lợi thế nhất định để tồn tại trong tự nhiên.
Phân biệt khuôn mặt, thậm chí của loài khác
Nếu bạn từng chăm sóc trẻ con, bạn sẽ biết rằng chúng không có khả năng tốt lắm trong việc nhận mặt mọi người. Có vẻ như các bé không hành xử theo một cách đặc biệt khác khi nhìn thấy một người mà bé đã từng gặp trước đó, trừ khi đó là mẹ hoặc một người nào đó mà bé rất quen thuộc. Khả năng phân biệt mặt của người này với người khác là điều mà mãi sau này chúng ta mới có được. Hoặc đó là điều mà các em bé muốn bạn tin như vậy.
Thực ra, các bé có khả năng khá tốt trong việc nhận diện khuôn mặt, ngay cả của các loài khác nhau. Trong một thí nghiệm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield và Đại học London, người ta thấy rằng các bé 6 tháng tuổi nhận diện khuôn mặt người mà bé từng thấy trước đó tốt ngang với người lớn. Nhưng, đáng kinh ngạc nhất là chúng thực sự nhận diện mặt của các con khỉ tốt hơn nhiều so với người lớn. Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể phân biệt được con khỉ này với con khỉ kia dựa vào khuôn mặt? Chắc chắn là không nhiều. Tuy nhiên, rõ ràng là các bé 6 tháng tuổi có thể làm được việc này.
Chúng ta mất khả năng nhận diện khuôn mặt của các loài và chủng tộc khi già đi, bởi vì nhận dạng khuôn mặt của một người lớn dựa nhiều vào sự quen thuộc hơn những chỉ số tuyệt đối trên khuôn mặt, nhưng trẻ nhỏ vẫn mang khả năng “tàn tích” này đến một độ tuổi nhất định.
Đánh giá tính cách
Khả năng đánh giá liệu một ai đó có giúp đỡ mình hay không được hình thành như một đặc điểm của quá trình tiến hóa. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết để hoạt động trong xã hội cũng như để sinh tồn. Điều này đặc biệt đúng trong thời kỳ săn bắn hái lượm, khi việc biết liệu một người nào đó có thể giết bạn và ăn cắp đồ đạc của bạn hay không là khá hữu ích. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta lại được trang bị khả năng quan trọng này ngay từ khi chào đời, chứ không phải phát triển qua nhiều năm giao tiếp như mọi người vẫn tưởng.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm cho một số em bé xem chương trình múa rối. Một con rối sẽ leo lên một ngọn núi, trong khi con rối thứ hai và thứ ba hoặc sẽ giúp con rối đầu tiên leo lên, hoặc đẩy nó xuống. Khi được cho 2 con rối sau, 14 trong số 16 em bé 10 tháng tuổi và tất cả các em bé 12 tháng tuổi đều thích con rối “giúp đỡ” hơn là con rối “cản đường”. Tuy các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu đó có phải là một quyết định đã cân nhắc kĩ hay không, nhưng có vẻ như bọn trẻ biết nhìn chằm chằm vào những thứ chắc chắn chứa đựng nhiều thông tin hơn ta tưởng.
Học tiếng từ trong bụng mẹ
Học toàn bộ một ngôn ngữ mới là quá trình cần thời gian dài để hoàn thiện, đặc biệt là khi giao tiếp trong môi trường xã hội. Các dấu hiệu bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt và những khía cạnh khác của giao tiếp, tất cả đều cần nhiều năm để thành thạo. Tuy chúng ta sẽ làm được điều này tốt hơn khi già đi, nhưng sự phát triển của nó bắt đầu sớm hơn nhiều so với bạn tưởng: trước cả khi bạn được sinh ra.
Trẻ em dường như học tiếng mẹ đẻ từ mẹ ngay khi còn trong bụng mẹ và có thể xác định tiếng mẹ đẻ ngay khi mới được chỉ vài giờ tuổi. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại những nguyên âm trong tiếng mẹ đẻ của một số em bé 30 giờ sau khi chào đời và phản ứng của trẻ để xem chúng có nhận ra âm thanh hay không. Các nhà nghiên cứu cắm một núm vú giả vào máy tính và cho các bé mút nó. Mút trong một khoảng thời gian ngắn có nghĩa là âm thanh quen thuộc và ngược lại. Kết quả cho thấy, các bé có vẻ nhận ra những âm thanh được phát ra bằng tiếng mẹ đẻ, chỉ ra rằng chúng ta sinh ra với ít nhất là cảm giác thô sơ về âm thanh của tiếng mẹ đẻ.
Liền vết thương không để lại sẹo
Cho dù bạn là ai, thì khả năng trị bệnh vẫn là điều chỉ có trong những bộ phim khoa học viễn tưởng đối với tất cả chúng ta. Chắc chắn, chúng ta có thể sửa chữa các mô bị hư hỏng, nhưng sẽ để lại một vết sẹo xấu xí (có thể thấy điều này với những vết bỏng và vết thương). Cơ thể không thể thực sự thay thế mô chết bằng mô mới; nó chỉ có thể khắc phục nó bằng một vết sẹo, một loại “băng dính”. Bạn sẽ nghĩ rằng càng nhỏ tuổi thì khả năng chữa lành sẽ càng kém, nhưng bạn đã lầm. Các em bé trong bụng mẹ có thể lành hoàn toàn mà không bị bất kỳ vết sẹo nào, điều mà mãi gần đây các bác sĩ mới phát hiện ra.
Với công nghệ cho phép ngày càng nhiều ca phẫu thuật trên thai nhi, gần đầy các bác sĩ đã tìm ra rằng thai nhi có thể tự chữa lành các vết thương hoặc những bất thường khác như thể chẳng có chuyện gì xảy ra với chúng. Không chỉ liền sẹo, các em bé trong bụng mẹ có thể khắc phục nhiều vấn đề về Bệnh trẻ em của mình bằng khả năng này, bao gồm những biến dạng xương và nhiều rối loạn khác, bằng cách tự chữa lành hoàn toàn cho chính mình.