Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Ngải cứu là phương thuốc thần kỳ chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là phương thuốc thần kỳ chữa thoát vị đĩa đệm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Từ xa xưa ngải cứu đã được dùng để làm rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhưng với bệnh thoát vị đĩa đệm thì ngải cứu được coi là một phương thuốc thần kỳ

Ngải cứu là phương thuốc thần kỳ chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là phương thuốc thần kỳ chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh vô cùng khó chịu với người bệnh, gây cản trở hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Nếu sử dụng thuốc Tây Y sẽ mang lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe và không sử dụng được lâu dài. Vì vậy mà phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu được coi là một lựa chọn an toàn mà vô cùng hiệu quả để chữa bệnh mà không được bỏ qua.

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều các loại thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng để có thể tìm được cho mình một phương thuốc an toàn mà chữa bệnh hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh lâu dài thì quả thực không phải là điều dễ dàng. Bạn không biết phải làm thế nào để áp dụng các bài thuốc nam vào điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì ngải cứu sẽ giải đáp mọi thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa dệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp đắp thuốc

Theo các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu sẽ giúp cho người bệnh mau lành bệnh và tiết kiệm chi phí tối đa cũng như sẽ tránh được những biến chứng mà bệnh bại liệt toàn thân do bệnh gây nên. Người bệnh áp dụng phương pháp này sẽ không phải lo về chi phí điều trị với những ca phẫu thuật tốn kém mà không phải ai cũng phù hợp, đặc biệt là những người cao tuổi. Đây là phương pháp rất tiện lợi có thể áp dụng tại nhà.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp đắp thuốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp đắp thuốc

Nếu người bệnh đắp thường xuyên thì những thành phần trong ngải cứu sẽ thẩm vào trong từ vùng bị thoát vị đĩa đẹm và tác động sâu vào gân cốt, đốt sống tổn thương sẽ nhanh chóng lành lặn, tăng cường những dưỡng chất để phục hồi các tế bào xương và làm lành đĩa đệm và hạn chế được hiệu quả các bệnh xương khớp khác.

Ngải cứu và tác dụng thần kỳ trong chữa bệnh

Ngải cứu được các Y sĩ Y học cổ truyền cho biết có tên gọi khác nhau như là ngải diệp, nhả ngải, cây thuốc cứu…Với những đặc tính dễ sống, ưa ẩm, ngải cứu dễ sinh sôi và phát triển nên bạn có thể dễ dàng trồng ngải cứu trong vườn và có thể trở thành nguyên liệu chế biến món ăn hoặc áp dụng thành các bài thuốc khi bị bệnh

Ngải cứu thường có vị đắng, tính nóng, mùi thơm nồng đặc trưng của cây và rất các tác dụng trong việc kháng khuẩn, ôn kinh tán hàn, giảm đau hiệu quả, chống viêm và điều hòa khí huyết, giúp cầm máu và ôn thai…Ngoài ra ngải cứu được biết tới là thảo dược tốt cho xương khớp và rất hiệu quả trọng việc điều trị đau lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống…làm giảm nhanh các cơn đau nhức của xương hiệu quả nhất.

Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của ngải cứu

  • Đắp ngải cứu rang muối

Nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi và muối hạt

Thực hiện: Đem ngải cứu rang nóng cùng với muối hạt rồi cho vào 1 miếng vải mỏng và sạch, quấn lại và đắp lên vùng bị đau do thoát vị đĩa đệm. Nếu thuốc nguội thì đem rang lại rồi đắp tiếp. Mỗi ngày đắp thuốc liên tục 2-3 lần sẽ đạt đạt được kết quả rất khả quan.

Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của ngải cứu

Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của ngải cứu

  • Đắp ngải cứu đun giấm

Nguyên liệu: 300g lá ngải cứu tươi, 200ml dấm gạo.

Thực hiện: Giã nát lá ngải cứu sau khi làm sạch rồi cho giấm gạo vào trộn đều, đun nóng cho hỗn hợp đặc lại thì cho vào miếng vải bọc lại, xoa thuốc lên vùng lưng đau khoảng 10 phút rồi làm nóng thuốc lại và xoa tiếp. Kiên trì áp dụng từ 1-2 tháng sẽ thấy cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay gai cột sống lưng từ từ biến mất.

Đó là những bài thuốc đắp thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu đơn giản bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Tuy nhiên, bài thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau và khi bệnh ở giai đoạn đầu mà không thể điều trị dứt điểm khi bệnh đã trở nặng. Do đó bẹn nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...