Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Cùng tìm hiểu các trường hợp gây nên thiếu máu ở trẻ em

Cùng tìm hiểu các trường hợp gây nên thiếu máu ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tình trạng thiếu máu ở trẻ em rất phổ biến đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Thiếu máu ở trẻ em sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Vậy tình trạng thiếu máu ở trẻ em do những trường hợp nào gây nên?

Thiếu máu là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em

Tìm hiểu các trường hợp bị thiếu máu ở trẻ em

Tình trạng thiếu máu là bệnh trẻ em thường gặp, là khi một đứa trẻ bị thiếu máu có nghĩa là không có đủ hemoglobin. Đây là một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến khắp các tế bào khác trong cơ thể người.

Tình trạng thiếu máu ở trẻ có rất nhiều trường hợp khác nhau như sau:

  • Thiếu máu ở trẻ em do thiếu sắt: Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em trong trường hợp này là do không đủ lượng sắt trong máu. Bởi vì sắt là chất dinh dưỡng quan trọng để hình thành hemoglobin cho cơ thể.
  • Thiếu máu ở trẻ em do hồng cầu to: Tình trạng này là do trẻ bị thiếu axit folic, thiếu vitamin B12 hoặc các tế bào hồng cầu quá lớn nên dễ vỡ.
  • Thiếu máu ở trẻ em do tán huyết: Tình trạng thiếu máu do tán huyết là khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tan máu như nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc do uống một số loại thuốc.
  • Thiếu máu ở trẻ em do hồng cầu hình liềm: Đây là một dạng bệnh huyết sắc tố, một dạng thiếu máu di truyền với các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường.
  • Thalassemia (Cooley’s anemia): Thalassemia là một dạng thiếu máu ở trẻ em do di truyền, biểu hiện chính là các triệu chứng thiếu máu và thừa sắt trong cơ thể.
  • Thiếu máu ở trẻ em do bất sản: Đây là tình trạng do tủy xương của trẻ em bị tổn thương nên không thể tạo ra đủ các tế bào máu mới.

Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết triệu chứng thiếu máu ở trẻ em

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị thiếu máu như sau:

  • Khi tình trạng thiếu máu xảy ra khiến da và móng tay của trẻ em bị nhợt nhạt là dấu hiệu sớm nhất để nhận biết. Vùng da nhợt nhạt thường xuất hiện khu vực quanh mắt, móng và thậm chí cả môi bé cũng dần chuyển sang trắng nhợt.
  • Trẻ em khi bị thiếu máu khiến cơ thể yếu ớt và mệt mỏi, có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra trẻ rất dễ mất sức trong các hoạt động đơn giản hàng ngày.
  • Khi bị thiếu máu trẻ em rất dễ cáu kỉnh và không hứng thú lắm với các hoạt động giải trí mà các bé đồng tuổi khác thường thích.
  • Khi bị thiếu máu trẻ em thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở hổn hển.
  • Một số trẻ thiếu máu thường xuất hiện các triệu chứng như sưng bàn tay và bàn chân.
  • Trẻ biếng ăn nhưng lại có xu hướng ăn những thứ không phải thực phẩm như đất sét, giấy, phấn… Đây là một biểu hiện quan trọng cho biết tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ.
  • Khi trẻ bị thiếu máu, khiến tim sẽ khó khăn hơn trong việc bơm máu nên nhịp tim sẽ nhanh hơn và bất thường hơn.
  • Khi trẻ em bị thiếu máu làm cho chiều cao bị thấp hơn và cân nặng ít hơn so với các trẻ đồng tuổi khác.

Những hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu máu lâu ngày ở trẻ em như thế nào?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, tình trạng thiếu máu ở trẻ em có thể xảy ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe như sau:

  • Tình trạng thiếu máu làm cho trẻ em có nhận thức kém về kỹ năng và các vấn đề xã hội.
  • Tình trạng thiếu máu làm cho trẻ em bị chậm phát triển thể chất
  • Tình trạng thiếu máu khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị kém đi.
  • Tình trạng thiếu máu làm cho trẻ em ít vui vẻ, mệt mỏi, biếng ăn, buồn ngủ đồng thời sức khỏe tổng thể cũng kém đi.

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...