Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra căn bệnh này và cách phòng bệnh như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Theo các chuyên gia, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nhược thị là tình trạng giảm thị lực do võng mạc không nhận được kích thích từ ngoài vào mắt. Sự giảm thị lực này không kèm theo tổn thương hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó nặng, không tương xứng với mức độ bệnh lý đi kèm. Bệnh nhược thị ở trẻ em liệu có thể điều trị khỏi? Ở trẻ em có thể được điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách. Do đó, phụ huynh nên biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách phát hiện căn bệnh này ở trẻ em.

Nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân gây nhược thị thường gặp nhất là lác mắt hay lé mắt. Cứ có 2-4% trẻ bị lé ở Việt Nam thì có 50% trẻ bị nhược thị. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh này lại không mấy rõ ràng nên phụ huynh thường ít chú ý hoặc không biết đến bệnh này.

Tật bất đồng khúc xạ cũng là nguyên nhân gây bệnh. Khi mắt bị tật khúc xạ nặng, độ khúc xạ hai bên chênh lệch nhiều, võng mạc không nhận được hình ảnh rõ nét làm cho thị lực phát triển bất thường dẫn tới nhược thị.

Bên cạnh đó, những bệnh lý bẩm sinh như sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc cũng gây ra bệnh. Võng mạc không nhận được kích thích vì có sự cản nên gây ra nhược thị.

Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Cách phát hiện và phòng bệnh nhược thị ở trẻ em như thế nào?

Dấu hiệu thường thấy rõ nhất khi trẻ bị nhược thị là hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn. Đôi khi còn có hiện tượng bị nhức đầu, nhức mắt. Những trẻ bị lé hoặc có những bất thường ở mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo mờ đục giác mạc… phụ huynh cần chú ý và đưa trẻ đi khám để theo dõi kịp thời. Đôi khi, các biểu hiện như nheo mắt, chớp mắt, dụi mắt khi xem tivi, nghiêng đầu khi nhìn, nhìn bảng khó khăn, viết sai hàng…cũng là dấu hiện mà phụ huynh cần lưu ý. Gặp phải một trong những trường hợp trên tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để chắc chắn về kết quả.

Do căn bệnh trẻ em này chỉ biểu hiện ở một bên mắt nên rất khó phát hiện bệnh. Vì thế cách tốt nhất vẫn là nên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện bệnh. Bệnh này sẽ được điều trị dễ dàng hơn ở độ tuổi 10 – 12 tuổi. Sau độ tuổi này, điều trị bệnh này sẽ không còn hiệu quả.

Đôi mắt vẫn được ví von là cửa sổ tâm hồn. Một đứa trẻ còn chưa hiểu hết về cuộc sống sẽ chẳng ai nỡ lấy đi cả tương lai của chúng. Vì thế phụ huynh cần đặc biệt chú ý và theo dõi những biển hiện bất thường ở trẻ. Cần cho bé đi khám định kì để phát hiện kịp thời. Ngoài bệnh nhược thị ở trẻ em, lứa tuổi này còn là đối tượng của cận thị giả và nhiều bệnh mắt khác.

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...