Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Bác sĩ chia sẻ thông tin về bệnh viêm VA ở trẻ em

Bác sĩ chia sẻ thông tin về bệnh viêm VA ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm VA là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu chủ quan hay không được nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển thành những biến chứng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. 

VA và viêm VA là gì?

VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng, khi hít thở không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới đến phổi. Thông thường, bề dày của VA khoảng 4-5mm nên không gây cản trở đường thở.

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn VA bùng phát mạnh và phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 4 tuổi và thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.

VA có chức năng nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng. Vì vậy, VA phải thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu sức đề kháng cơ thể yếu, không đảm bảo vệ sinh hoặc do yếu tố thời tiết như chuyển mùa, khói bụi… cũng gây nên tình trạng viêm VA.

Phân loại viêm VA và biểu hiện?

Viêm VA cấp tính: là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, có mủ ở khu vực amidan Lushka.

Dấu hiệu nhận biết viêm VA cấp tính bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột: trẻ có thể bị sốt cao đột ngột lên tới 40 – 41 độ C
  • Co thắt thanh quản: trẻ bị co giật, đau tai
  • Ngạt mũi: ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên, nước mũi nhầy hay đặc, có màu trắng đục và nhiều hơn ở trẻ sơ sinh. Thở ngáy về đêm, tiếng nói mang giọng mũi với trẻ lớn.
  • Mủ và nhầy ở mũi: đầy mủ nhầy ở hốc mũi, gây khó khăn cho việc khám vòm họng qua mũi trước.
  • Họng sưng đỏ: niêm mạc họng đỏ, có một lớp nhầy trắng hay vàng phủ trên niêm mạc.
  • Tai: mất bóng ở màng nhĩ, màu xám đục, do tắc vòi nhĩ nên hơi lõm vào
  • Hạc nhỏ ở góc hàm, có thể sờ thấy bằng tay, có cảm giác đau
  • Số lượng bạch cầu tăng cao khi xét nghiệm máu

Viêm VA mạn tính: là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau nhiều lần viêm nhiễm cấp tính.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết triệu chứng viêm VA mạn tính:

  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi mạn tính
  • Khi khối viêm VA càng to khiến tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng, nếu để lâu ngày sẽ chảy nước mũi thường xuyên, chảy nước mũi mủ (bội nhiễm) có màu vàng hoặc xanh.
  • Nghẹt mũi về đêm hoặc nghẹt cả ngày hay thậm chí tắc mũi hoàn toàn, phải thở bằng miệng, nói khóc giọng mũi

Biến chứng của viêm VA là gì?

Viêm VA cấp tính

Đường thở bị tắc: cửa mũi sau bị tắc gây cản trở việc thở bằng mũi, dịch bị ứ đọng và có mủ ở mũi.

Lỗ thông khí vào tai giữa bị bít tắc kéo theo tình trạng viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ, thủng nhĩ dẫn đến giảm thính lực

Tiến triển thành viêm VA mạn tính

Biến chứng nặng có thể gây ngừng thở trong lúc ngủ

Ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, bị giật mình nghiến răng khi ngủ

Trẻ bị chậm phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ: nghe kém, chậm chạp, kém hoạt bát

Viêm VA mạn tính

Gây viêm ở một số cơ quan: xoang, viêm tai giữa cấp, thanh quản, khí quản, phế quản

Trẻ không thở được bằng mũi kéo dài khiến chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm kém phát triển, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn.

Làm chậm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ

Có thể bị ngưng thở trong lúc ngủ

Các biến chứng khác tương tự như viêm VA cấp tính

Điều trị viêm VA như thế nào?

Điều trị nội khoa: thường xuyên vệ sinh mũi và họng, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đi ngoài hoặc sau khi ăn, kết hợp dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa theo tây y: phương pháp nạo VA. Nạo VA khi:

Viêm VA tái phát nhiều lần (trên 5 lần/ năm) và kéo dài cả tháng

Xuất hiện các biến chứng: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy thường xuyên

Kích thước VA phình to, gây nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không tiến triển, có chứng ngưng thở khi ngủ, khó nuốt và khó nói.

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...