Trúng gió ở trẻ tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu phụ huynh không biết cách xử lý nhanh chóng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Mẹo hay giúp mẹ trị ho hiệu quả cho trẻ dưới 1 tuổi
- Ảnh hưởng nghiêm trọng của suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ
- Biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông
Biểu hiện của trẻ bị trúng gió
Thông thường trẻ bị trúng gió sẽ có những biểu hiện rõ ràng, nếu cha mẹ đã có kiến thức cơ bản về trường hợp này thì việc xử lý không có gì là khó khăn, nhưng với những phụ huynh chưa có kinh nghiệm chăm sóc con cái thì lại khác, nếu xử lý không đúng rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số thông tin cần thiết về hiện tượng trúng gió ở trẻ mà các bậc làm cha mẹ nên tìm hiểu.
Tại sao trẻ bị trúng gió?
Theo các nghiên cứu, trước khi đón sinh nhật đầu tiên, trẻ bị trúng gió từ 4-5 lần là chuyện bình thường. Hiện tượng này trong dân gian vẫn thường gọi là bị gió độc nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu… Trúng gió hay còn gọi là “thời khí” trong Đông y. Còn Tây Y gọi đây là bị cảm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió theo dân gian có thể là trong thời gian giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng, nhất là với những trẻ có sức đề kháng kém nên dễ bị trúng gió. Những ngày thời tiết lạnh, mưa nhiều và kéo dài cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trúng gió.
Trẻ bị trúng gió có biểu hiện gì?
Với những trẻ đang lớn, khi bị trúng gió thường có cảm giác ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả tay chân. Những với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết chủ yếu thông qua quan sát thấy bé rùng mình, tay chân co cứng hay da tím tái hoặc, trẻ thường bú ít, thậm chí là bỏ bú, rơi vào trạng thái mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu, nước mũi chảy nhiều, có thể bị nôn, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng hôn mê và co cứng toàn thân. Lúc này tính mạng của trẻ đang bị đe dọa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Cần làm gì khi trẻ bị trúng gió?
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện của trúng gió, trước tiên mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ trung gió, giúp bé nhanh chóng thấy dễ chịu và mau hồi phục bằng cách:
- Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc. Giấc ngủ sẽ giúp sức đề kháng của trẻ cải thiện đáng kể.
- Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để bé dễ thở
- Tắm bé bằng nước ấm
- Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc
- Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi bé
- Đặt máy tạo ẩm/ phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc tắm trong khoảng 15 phút để giúp thông đường mũi cho bé.
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị trúng gió
Theo các giảng viên của một trường Trung Cấp Y khoa trên địa bàn Hà Nội khuyến cáo, trong trường hợp trẻ đã được điều trị tại nhà 1-2 ngày mà không có dấu hiệu bớt bệnh mà còn xuất hiện thêm những biểu hiện như thở gấp, ngủ lịm, mệt mỏi bất thường, không nuốt được thức ăn, không uống được nước, họng đau và sưng, trẻ sốt trên 39 độ kèm theo đau tức vùng ngực và bụng thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức, bởi vì có thể bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn.
Một sai lầm khác mà các mẹ thường gặp khi điều trị trúng gió cho trẻ đó là cạo gió. Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong, bên cạnh đó da của trẻ vẫn còn rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma xát cao khi cạo gió. Chính vì điều đó mà mẹ không nên cao gió cho trẻ bằng bất kỳ hình thức nào.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn