Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông

Biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thời tiết lạnh giá tại miền bắc hiện nay khiến cho không ít trẻ nhỏ có nguy cơ mắc một số bệnh về đường hô hấp. Do đó để giúp trẻ luôn khỏe mạnh thì cha mẹ cần áp dụng những biện pháp như dưới đây!

Thời tiết lạnh khiến trẻ rất dễ mắc bệnh

Thời tiết lạnh khiến trẻ rất dễ mắc bệnh

Thời tiết của mùa đông rất thất thường, với những đợt lạnh rét, hửng nắng, ấm áp đan xen khiến cho trẻ nhỏ rất khó để thể thích nghi, đối mặt với hàng loạt bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, ho hen, bệnh tay chân miệng ở trẻ…nhất là với những cha mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con cái. Dưới đây là một số cách giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông mà cha mẹ nên áp dụng.

Bảo đảm giấc ngủ cho trẻ

Một giấc ngủ ngon, đủ giấc không chỉ giúp trẻ có một tinh thần thoải mái mà còn giúp trẻ nâng cao được sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp trẻ tràn đầy năng lượng sống, nâng cao sức khỏe tim mạch. Do đó cha mẹ cần phải bảo đảm bé ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ sau ốm dậy giúp trẻ nhanh khỏe mạnh.

Bổ sung nước đầy đủ

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển bạch cầu đến khắp cơ thể. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày đặc biệt là vào mùa đông là việc làm rất cần thiết đối với sức khỏe của mỗi em bé. Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể bé qua việc tiết mồ hôi. Ngoài ra, uống nước có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, đồng thời vận chuyển oxy trong máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ vitamin

Vitamin C, D, A là rất cần thiết hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, phòng tránh bệnh thường gặp ở trẻ. Bổ sung vitamin C còn giúp đào thải các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Bổ sung vitamin C cho trẻ mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển tốt xương, răng và mạch máu, tăng cường khả năng làm việc của cơ thể, đồng thời điều hòa phản ứng oxy hoá khử của tế bào, kéo dài tuổi thọ. Do đó, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ như cam, kiwi, ổi, rau xanh, quả mọng…

Vitamin D có vai trò kiểm soát và điều phối gần 1.000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Cung cấp vitamin D (biotin) mỗi ngày sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hoá năng lượng, giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và phốt-pho rất tốt cho xương. Quan trọng nhất là nó giúp ngăn chặn quá trình phát triển và phân chia của tế bào ung thư.

Vào những ngày lạnh thì ánh sáng mặt trời sẽ rất yếu. Nhưng trẻ vẫn cần ánh nắng mặt trời để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Chỉ cần 30 phút đứng sưởi nắng mỗi lần, một vài lần mỗi tuần, trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D cho trẻ trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng vào mùa đông

Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng vào mùa đông

Theo tin tức Y Dược cho biết, Vitamin A khi đi vào cơ thể sẽ cải thiện hoạt động của đường hô hấp, đặc biệt các chất nhầy ở đường hô hấp. Những chất nhầy này giúp hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh ở đường hô hấp có thể xâm nhập. bổ sung vitamin A vào những ngày lạnh giá cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Bổ sung vi khuẩn có lợi

Vi khuẩn Acid lactic có trong sữa chua là một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày, giúp gia tăng lợi khuẩn đường ruột, ức chế các vi khuẩn và chất gây hại cho đường ruột, sữa chua còn giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày có hiệu quả giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm thông thường.

Bên cạnh đó cha mẹ cần phải luôn giữ ấm cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, vệ sinh đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm, bệnh hô hấp… để phòng tránh những bệnh lý trẻ thường gặp vào mùa đông.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...