Viêm phế quản ở trẻ là một bệnh trẻ em khá phổ biến, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Đây là một bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu và có thể để lại nhiều di chứng.
- Y Dược học Việt Nam cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông
- Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
- Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ – bệnh trẻ em thường gặp phải
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì ?
Theo tin tức y tế mới nhất, viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp (ống phế quản là cơ quan dẫn khí vào phổi). Viêm phế quản có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
Nguyên nhân gây ra bệnh trẻ em – viêm phế quản
Do thời tiết
Khi thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm.
Do môi trường
Một nguyên nhân thường trực nữa là do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay nghiện thuốc lá dẫn đến kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm nhầy gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những biểu hiện chủ yếu xuất hiện ở trẻ khi bệnh viêm phế quản chủ yếu là những biểu hiện sau:
- Ho thường là ho có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…
- Sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực.
- Trẻ khó thở, thở khò khè.
- Ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ …
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Xem thêm: Các bệnh xương khớp
Cách phòng ngừa bệnh trẻ em- viêm phế quản
Viêm phế quản thường do virus gây ra, việc dùng kháng sinh hầu như không đem lại hiệu quả. Chỉ cần điều trị tích cực bằng chế độ chăm sóc thì sau vài ngày bệnh thường sẽ tự khỏi. Bạn cần:
- Khi bị viêm phế quản bạn cần cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch nhày nhắm tống đờm ra dễ dàng hơn. Nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân nếu là vào mùa đông, giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định trung bình khoảng 24-26 độ C.
- Hạ sốt nhanh bằng cách mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. Có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều dùng nếu bị sốt cao.
- Tránh xa khói thuốc, những người có thói quen dùng chúng phải từ bỏ ngay nếu muốn việc điều trị mang lại kết quả.
- Thực phẩm tốt cho người bệnh là thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: có thể dùng cháo hành, cháo hạnh nhân sẽ giúp phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cũng như rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn