Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Trẻ nhỏ bị nhiễm sán dây lợn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trẻ nhỏ bị nhiễm sán dây lợn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 1/3 các trường hợp nhiễm sán dây lợn có thể bị động kinh. Thậm chí còn khiến trẻ bị nhiễm trở nên còi cọc, chậm lớn và hay gặp các bệnh về tiêu hóa.

Nguy cơ bị động kinh, mù lòa nếu nhiễm sán dây lợn

Nguy cơ bị động kinh, mù lòa nếu nhiễm sán dây lợn

Nguy cơ bị động kinh, mù lòa nếu nhiễm sán dây lợn

Nhiễm sán (ấu trùng sán lợn) là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng sán lợn gạo. Sán lợn gạo là loại sán có đầu nhỏ, hơi tròn, đường kính khoảng 1mm, dài khoảng 2 – 3 mét, thậm chí có thể lên đến 12 mét. Thông thường, tình trạng nhiễm sán lợn ở người thường là do ăn phải trứng sán hoặc ấu trùng sán dây lợn.

Sau khi ăn phải trứng sán, trứng sẽ vào dạ dày và ruột, nở ra ấu trùng. Loại ấu trùng này thường ký sinh ở ruột non. Tuy nhiên, đôi khi ấu trùng sán lợn có thể đi xuyên qua ống tiêu hóa đi vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ quan như não, cơ, mô dưới da, mắt…

Tùy thuộc vào vị trí nang sán ký sinh, trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như:

Nang sán ký sinh trong não: Trẻ có thể bị động kinh, liệt, rối loạn ý thức, nói ngọng, đau đầu dữ dội, suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến việc học. Thậm chí, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến viêm màng não do ký sinh trùng.

Nang sán ký sinh ở mắt: Có thể bị tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Sán làm ổ trong tim: Trẻ có thể bị rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến van tim, dẫn đến suy tim.

Triệu chứng nhiễm sán dây lợn ở trẻ nhỏ

Chuyên trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin các trường hợp nhiễm sán dây lợn thường không có dấu hiệu rõ rệt, một số trẻ có các biểu hiện lâm sàng như: Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, sút cân…Ngoài những triệu chứng phổ biến trên, trẻ có thể có các biểu hiện như: sốt, tiêu chảy….

Cách điều trị nhiễm sán dây lợn ở trẻ nhỏ

Cách điều trị nhiễm sán dây lợn ở trẻ nhỏ

Cách điều trị nhiễm sán dây lợn ở trẻ nhỏ

Hiện nay, Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị bệnh nhiễm sán dây lợn rất hiệu quả. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị, trẻ cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện nhiễm bệnh.

Nếu bị nhiễm sán trưởng thành, trẻ chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Nhưng nếu bị nhiễm ấu trùng sán, thời gian điều trị sẽ dài hơn, khoảng 2 tuần hoặc có thể kéo dài 4 – 5 đợt. Nếu sán ký sinh ở não, cơ hoặc các cơ quan khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nang sán.

Nhiễm sán lợn không là bệnh trẻ em thường gặp nhưng nếu để lâu, bệnh có thể gây nhiều biến chứng. Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Khi mua thịt heo, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ bán uy tín
  • Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và cả gia đình, sau khi đi vệ sinh hay là vệ sinh cho trẻ…
  • Thực hiện nấu chín uống sôi
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm sống như nem chua, thịt lợn tái, tiết canh… Sau khi chế biến xong, bạn nên vệ sinh kỹ các dụng cụ đã tiếp xúc với thịt sống
  • Cho trẻ uống nước đun sôi
  • Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với thú cưng…
  • Không cho trẻ bò, trườn dưới nền nhà
  • Đặc biệt, bạn nên cho trẻ tẩy giun định kỳ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...