Mặc dù thoái hóa khớp gối không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới việc giảm khả năng vận động thậm chí có thể dẫn tới tàn phế.
- Công dụng chữa bệnh từ quả hồng xiêm không phải ai cũng biết?
- Để có thể hành nghề Kỹ thuật viên Xét nghiệm cần thủ tục và hồ sơ ra sao
- Địa chỉ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2018 tại HCM
Những dấu hiệu cho biết bạn mắc bệnh thoái hóa khớp
Việc trang bị những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp là điều rất cần thiết và quan trọng. Giúp cho ta có thể phát hiện điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa khớp.
Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp là một loại bệnh mãn tính xảy ra chủ yếu ở người trung niên và người cao tuổi. Là tình trạng tổn thương sụn khớp và sụn xương dưới, kèm theo là phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.
Những dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối:
- Đau ở vùng khớp gối, đặc biệt cơn đau sẽ tăng dần khi bạn đứng hoặc khi vừa ngồi xổm đứng dậy, lúc ngồi nghỉ thì cảm giác đau sẽ giảm và ít đi và đây cũng là dấu hiệu đầu tiên rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trường hợp nếu lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng sẽ đau do phản ứng viêm khớp, cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày.
- Một số người có hiện tượng những cơn đau xuất hiện ở mặt trong gối, ấn vào cảm thấy rất đau đớn, cảm giác như đang bị rút gân.
- Mặc dù có cố gắng hết sức thì người bệnh cũng không thể nào duỗi thẳng gối được. Nếu để bệnh kéo dài gối sẽ bị co rút dần giống như đang gập lại, có thể đưa lọt bàn tay hay vòng tay qua dưới khoeo gối dù người bệnh đã duỗi gối mức tối đa.
- Theo tin tức bệnh chuyên khoa, nhiều người không cảm thấy đau mà chỉ bị sưng ở gối do viêm hoạt mạc làm dịch viêm tăng tiết vào khớp. Khiến người bệnh cảm giác căng tức, vô cùng khó chịu, gây hạn chế khả năng vận động của khớp gối, thường là động tác gập gối (ngồi xổm).
- Những động tác đơn giản như duỗi gối, gập gối không thể thực hiện hoàn toàn, mỗi khi đi thì cảm thấy đau nhức, gối bị biến dạng khiến cho người bệnh có dáng đi khập khiễng. Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi trong việc ngồi xổm, ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt hằng ngày.
Hình ảnh thoái hóa khớp gối
Hình ảnh thoái hóa khớp gối
Các chuyên gia cảnh báo khi bạn có một trong số các dấu hiệu trên thì bạn nên đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa xương khớp để chụp X- quang và từ đó chẩn đoán hình ảnh bệnh chính xác nhất.
Khớp gối khi bị thoái hoá sẽ có đặc điểm là lớp sụn bao bọc đầu xương sẽ bị bong rộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp ở khớp gối giữ vai trò như một lớp đệm giữa hai đầu xương và một khi lớp đệm này bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cử động gây cảm giác đau đớn.
Do bị thoái hoá, sụn chêm sẽ trở nên mỏng, tưa và nham nhở, những trường hợp nặng có thể mất luôn cả sụn chêm.
Hình ảnh X-quang khớp gối sẽ cho thấy rất rõ khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn hay mất đi. Đầu xương thường bị loãng có thể thấy một số hốc nhỏ sáng, đồng thời trục khớp bị lệch, biến dạng vẹo trong hay vẹo ngoài.
Ngoài ra, mặt khớp gối bị lồi lõm bất thường. Xuất hiện những gai xương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà khi chụp sẽ có những hình ảnh X- quang tương ứng.
Bên cạnh đó, bản thân người bệnh cũng nên có ý thức dành sự quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, tuyệt đối tránh các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc là và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Trên tin tức Y Dược cho hay người mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên có thói quen tập thể dục, tập những động tác phù hợp tốt cho các khớp của mình và nên từ bỏ những thói quen xấu nếu không muốn bệnh nặng thêm dẫn đến tàn phế hay phải phẫu thuật thay mới khớp gối.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn