Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Tắc ruột ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tình trạng ruột bị tắc nghẽn rất thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì thế mẹ cần nắm rõ thông tin về căn bệnh này để có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tắc ruột

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tắc ruột

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tắc ruột

Tình trạng ruột bị tắc nghẽn là một bệnh trẻ em thường gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh. Vì thế nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Trên thực tế, hệ thống ruột ở người là dạng ống, trong quá trình tiêu hóa thức ăn, ruột sẽ có các cử động như co bóp, lắc, cử động nhu động dạng sóng. Một vài trường hợp khi ruột tiêu hóa thức ăn, các đoạn ruột vô tình trượt lên nhau, một đoạn chui vào bên trong một đoạn kế tiếp khiến cho ruột bị tắc nghẽn. Trẻ em trong quá trình phát triển có sự bất thường tại ruột, có thể là tăng sinh bất thường, cũng có thể là do một khối u… làm cho ruột bị tắc nghẽn.

Ngoài ra tắc ruột có thể đến từ các nguyên nhân khác như: viêm ruột, thoát vị, viêm túi thừa, xoắn đại tràng… Một số trẻ bị viêm tắc ruột do vốn dĩ trong quá trình hình thành đoạn ruột này bị teo nhỏ hơn, hoặc cũng có thể là viêm phúc mạc trong thời kì bào thai. Nếu trẻ đã có tiền sử lồng ruột thì tỉ lệ tái phát cũng rất cao, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột sẽ có một số triệu chứng như:

  • Trẻ em bị tắc ruột do nguyên nhân lồng ruột thường chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt thường có tư thế áp đầu gối vào ngực.
  • Các cơn đau lồng ruột thường lặp đi lặp lại khoảng 15-20 phút một lần. Sau đó các cơn đau sẽ kéo dài hơn, tần suất đau cũng tăng thêm.
  • Ngoài đau bụng dữ dội từng cơn thì còn có triệu chứng bị tiêu chảy, phân của trẻ còn kèm theo máu và chất nhầy, trẻ bị nôn, trớ.
  • Ruột do tắc nghẽn nên tạo thành một khối như khối u ở vùng bụng, vùng bụng chướng to.
  • Trẻ bị tắc ruột cơ thể sẽ mệt mỏi, sốt cao và ngủ li bì.

Một vài trường hợp tắc ruột khác có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, tuy nhiên không phổ biến.

 Phương pháp điều trị và khắc phục tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị và khắc phục tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị và khắc phục tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có triệu chứng của lồng ruột gây tắc nghẽn thì cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị các liều lượng thuốc Tây y phù hợp, tránh tình trạng kéo dài gây mất nước cho cơ thể, thậm chí có thể gây sốc. Khi một đoạn ruột bị tắc quá lâu có thể dẫn tới chết đoạn ruột đó do không được cung cấp đủ máu, tuần hoàn tại dó cũng không lưu thông, viêm nhiễm có thể xảy ra và lan rộng. Các phương pháp điều trị tích cực như:

  • Đầu tiên sẽ tiến hành truyền dịch cho trẻ, sau đó đặt ống thông vào đường tiêu hóa, tiến hành rửa ruột, làm thông đoạn bị tắc.
  • Quá trình thông ra nếu có hiệu quả, thì vấn đề tắc ruột của trẻ được giải quyết, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp, theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu thông ra không có tác dụng thì có thể phải tiến hành làm phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này thông thường áp dụng cho người trưởng thành, hoặc tình trạng bệnh đang ở mức độ cấp tính.

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể phòng tránh tình trạng tắc ruột. Nếu đã từng bị tắc ruột hoặc có vấn đề liên quan tới đường ruột thì nên ăn thành các bữa nhỏ, giảm bớt lượng chất xơ như các loại ngũ cốc. Ngoài ra cũng cần tránh các thực phẩm khó tiêu như dầu mỡ, các thực phẩm dễ tạo hơi, làm chướng bụng. Bổ sung thêm nước cho cơ thể, tình trạng mất nước của cơ thể cũng có thể làm tắc nghẽn ruột.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

dau-bung-kinh

Bị trúng thực nên ăn uống gì?

Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực ...