Đau bụng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy khi trẻ bị mắc chứng bệnh này thì các bậc cha mẹ cần phải làm gì?
- Hội chứng Adams-Oliver ở trẻ em và những vấn đề đáng quan tâm
- Tìm hiểu về bệnh viêm amidan ở trẻ em
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón ở trẻ em
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng?
Đau bụng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do bệnh lý tại ruột, có thể là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa và mức độ bệnh cũng đa dạng khác nhau. Cần phân biệt đau bụng cấp hay đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa để có hướng xử trí kịp thời.
Đau bụng cấp ở trẻ em
Đau bụng cấp là căn bệnh trẻ em có thể xảy ra một cách đột ngột, đau từng cơn kèo theo các triệu chứng phản ứng thành bụng. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào của trẻ đều khiến cha mẹ lo lắng, nguyên nhân rất đa dạng và đôi lúc khiến cho các bác sỹ khó khăn trong việc chẩn đoán. Một số nguyên nhân thuộc vào cấp cứu ngoại khoa như: Viêm ruột thừa, lồng ruột, thoát vị nghẽn, viêm phúc mạc tiên phát, thủng tạng rỗng, chấn thương vùng bụng…Khi đã loại trừ được các nguyên nhân ngoại khoa thì cần cho người bệnh làm thêm các thăm dò khác đặc biệt là siêu âm, cấy máu, ngoáy họng tìm vi khuẩn…để phục vụ cho việc tìm nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể nghĩ đến khác như: Viêm phổi, viêm mủ màng tim và viêm cơ tim, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi tiết niệu, thận ứ nước, viêm dạ dày ruột cấp, viêm gan siêu vi, viêm túi mật, nhiễm giun, hội chứng tăng ure máu huyết tán…
Dù bất kể nguyên nhân gì thì việc tìm nguyên nhân để chẩn đoán cũng đều dựa vào các triệu chứng lâm sàng, một số những yếu tố có giá trị trong việc tìm nguyên, chẩn đoán như:
- Khi trẻ có sẹo ở bụng: hãy nghĩ đến biến chứng ngoại khoa sau khi mổ. Hoặc nếu trẻ có những ngày sống ở vùng dịch tễ thì cần nghĩ đến bệnh như sốt rét, nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- Khi trẻ đang bú mẹ thì cần nghĩ đến lồng ruột, xoắn ruột, nghẽn thoát vị. Ở trẻ gái nếu cơn đau khu trú ở vùng hạ vị, thì cần nghĩ đến xoắn buồng trứng, viêm phần phụ hay ở trẻ thiếu niên cần nghĩ đến tắc kinh thứ phát, biến chứng có thai, trong những trường hợp này cần làm siêu âm ổ bụng
Theo các bác sĩ tây y, nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường. Mức độ đau trung bình khi mà trẻ đau kèm theo triệu chứng nhiễm trùng. Và đau nặng khi mà bệnh nhi có triệu chứng của viêm phúc mạc hay nghẽn ruột.
Đau bụng tái diễn ở trẻ em cần đưa đến các trung tâm Y tế để thăm khám
Đau bụng tái diễn ở trẻ em
Đau bụng tái diễn được định nghĩa là những cơn đau lặp lại ít nhất 3 đợt trong vòng 3 tháng trước đó. Tần suất mắc bệnh vào khoảng 10% trẻ từ 3 – 15 tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ <4 tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi 8 -10 và trẻ gái tuổi dậy thì, trẻ gái chiếm đa số. Nguyên nhân đau bụng tái diễn có thể gồm 3 nhóm: thực thể, chức năng hay có nguồn gốc tâm lý.
Các nguyên nhân thường gặp gây đau bụng tái diễn ở trẻ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau để hướng đến. Nếu trẻ đau vùng hạ sườn phải thì có thể trẻ có bệnh lý đường mật, nếu đau vùng hạ sườn phải và đau lan ra xương bả vai thì là bệnh cảnh của tụy, còn nếu trẻ nôn mửa có kèm theo nôn ra máu và đau bụng sau bữa ăn thì nghĩ đến nguyên nhân của đường tiêu hóa trên như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày thực quản.
Theo nguồn tin tức Y Dược, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà có cách xử trí khác nhau. Cần chú ý những trường hợp đau bụng cấp do nguyên nhân từ ngoại khoa để có thái độ xử trí kịp thời. Về sử dụng thuốc phải rất thận trọng với các thuốc giảm đau, giảm nhu động ruột khi chưa xác định rõ nguyên nhân.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn