Bệnh Parkinson khá phổ biến ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ và đang là vấn đề đáng lưu tâm tại Việt Nam. Tuổi mắc bệnh thường từ 50-60 tuổi và ¾ người bệnh là nam.
- 7 mẹo chữa mất ngủ ở người cao tuổi không cần dùng thuốc
- Hướng dẫn cách chăm sóc người già sau đột quỵ
- Các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện nay gồm những gì?
Phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson ở người cao tuổi
Theo các bác sĩ Tây Y, trên phương diện nguyên nhân gây bệnh người ta phân biệt rõ hội chứng Parkinson nguyên phát hay còn được gọi là bệnh parkinson và hội chứng Parkinson thứ phát. Bệnh Parkinson là bệnh chủ yếu do thoái hóa nơron liền đen – một nhân nền ở não. Ngoài ra còn có các tổn thương ở vỏ não, nhân bèo và những nhân xám gây ra tính đa dạng của bệnh.
Phân loại hội chứng Parkinson
Hội chứng Parkinson thứ phát là các triệu chứng bệnh như sau viêm não, sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc do dùng thuốc kéo dài: Reserpin, Phenothiazin
Hội chứng Parkinson thứ phát có thể điều trị khỏi nếu loại bỏ căn nguyên, còn bệnh Parkinson chỉ có thể điều trị làm giảm bớt triệu chứng. Theo đó, thời kì đầu triệu chứng kín đáo, sau dần trở nên đầy đủ và rõ ràng hơn, cụ thể:
Run
Bệnh nhân thường run khi nghỉ ngơi và giảm khi vận động chủ động hoặc khi ngủ, tăng lên khi xúc động. Run với tần số nhỏ và biên độ lớn, thường xuất hiện ở đầu chi, nhất là chi trên. Các ngón tay run, ngón cái hơi gấp tạo hình ảnh như đang đếm tiền hay đang về thuốc.
Tăng trương lực cơ
Diễn ra ở cả cơ gấp và cơ duỗi. Hiện tượng phổ biến là dấu hiệu “bánh xe răng cưa” khi vận động gấp, duỗi thụ động. Sau dần, nhóm ưu thế gấp chiếm nhiều hơn làm tay bệnh nhân gấp, đầu và thân chúi về trước do đó làm bệnh nhân dễ bị ngã khi bị đẩy nhẹ về sau. Giai đoạn muộn, bệnh nhân có dấu hiệu đông cứng, mỗi lần ngồi dậy hoặc đứng lên đều rất khó khăn, hoặc đang đi đột ngột dừng lại, gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi tham gia giao thông hoặc khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Giảm động
Bệnh Parkinson là một căn bệnh người già nhưng không gây bại liệt, tuy nhiên cử động chậm chạp và khó khăn, mất đi hoạt động tự nhiên trong hoạt động: không vung tay khi đi lại, khó thực hiện động tác có nhịp, vẻ mặt lạnh lùng, mất khả năng biểu lộ cảm xúc. Dáng đi của người Parkinson rất đặc biệt: đầu cúi, lưng khom, chân hơi co như muốn đổ về trước, hai tay áp sát thân, không ve vẩy.
Những lưu ý khi điều trị bệnh Parkinson
Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân mắc bệnh Parkinson còn có giọng nói chậm, đều đều, chữ viết cứng, nhỏ dần.
Những lưu ý khi điều trị bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh điều trị cả đời, chỉ điều trị để bệnh nhân thực hiện được các hoạt động hàng ngày mà không điều trị hết các triệu chứng. Theo đó, việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Parkinson cần sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình.
Điều trị tâm lý là rất quan trọng vì bệnh có tổn thương các vùng não khác kèm theo đó là mặc cảm của bệnh nhân. Trạng thái tâm thần, dễ xúc động làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nên cần khuyến khích, động viên bệnh nhân để bệnh nhân an tâm điều trị. Kết hợp giữa việc điều trị tâm lý, dùng thuốc Tây y, Đông y và huấn luyện bệnh nhân các bài tập để giảm tính co cứng, tăng sự nhịp nhàng, từ đó tạo tâm lý tốt cho người bệnh.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn