Bệnh táo bón tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể để lại những biến chứng lâu dài về sau, vì thế mẹ cần nắm được thông tin để sớm có hướng điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ nhỏ
- Thừa cân béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ
- Chăm sóc và xử lý sốt mọc răng an toàn hiệu quả cho trẻ
Những biến chứng thường gặp trong chứng táo bón của trẻ
Những biến chứng thường gặp trong chứng táo bón của trẻ
Bệnh táo bón là căn bệnh trẻ em thường gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các bậc cha mẹ không thể xem nhẹ. Bệnh thường biểu hiện sớm bằng tình trạng trẻ không thường xuyên đi đại tiện, hoặc trẻ đi đại tiện phân cứng và đau. Nếu để tình trạng này kéo dài hoặc điều trị không đúng thì hậu quả của táo bón ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Một số biến chứng có thể kể đến như:
Đại tiện ra máu
Khi để trẻ táo bón kéo dài, phân thường khô rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Đến khi trẻ đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc trực tràng ống hậu môn và có thể gây ra xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ ghồ ghề của phân, và độ bền vững của niêm mạc ống hậu môn, thời gian giữa các lần tiếp xúc. Ban đầu có thể thấy máu ở dạng vết trên giấy vệ sinh khi chùi, nhưng nếu tình trạng táo bón không được cải thiện thì thấy máu tươi số lượng nhiều theo phân ra ngoài, nặng hơn nữa có thể thành tia máu.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn được xem là tình trạng đau đớn nhất do táo bón gây ra. Do phân lâu ngày tích trữ trong đại tràng, to dần và rắn chắc, khối phân lại lớn hơn độ dãn nở của trực tràng hậu môn, dẫn đến khi đại đại tiện làm nứt kẽ hậu môn. Khi trẻ bị biến chứng, trẻ không chỉ đại tiện ra máu và còn rất đau đớn, cảm giác này sẽ kéo dài và dai dẳng ở những lần đại tiện tiếp theo.
Trẻ thấy đau vùng hậu môn khi đi ngoài
Đây là cảm giác tạo nên cái vòng luẩn quẩn của chứng táo bón ở trẻ. Vì táo bón nên trẻ đau khi đi đại tiện, vì sợ cảm giác đau nên trẻ sợ đi đại tiện, và vì thế nên trẻ thường nhịn đại tiện ngay cả khi trẻ buồn đại tiện thì vẫn nhịn. Việc nhịn đại tiện lâu ngày sẽ dẫn đến chứng táo bón. Đây chính là vòng tuần hoàn bệnh lý lặp đi lặp lại không hồi kết.
Đau bụng vùng dưới rốn
Do phân không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong trực tràng khiến trẻ bị đau bụng dưới rốn. Các bậc cha mẹ chú ý nếu trẻ đau nhiều thì có thể trẻ gặp tình trạng bán tắc ruột do u phân gây ra, nên cho trẻ đi khám sớm để biết tình trạng của trẻ.
Trẻ bị viêm ống hậu môn trực tràng
Khối phân lớn và khô rắn chứa đựng lâu trong trực tràng dễ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn trực tràng, điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu môn.
Táo bón gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Táo bón gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Theo các bác sĩ Tây y, tuy bệnh táo bón không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng có thể gây ra một số hậu quả như:
Chứng sợ ăn
Việc trẻ bị táo bón, gây ra đầy chướng bụng, đau bụng sẽ là nguyên nhân khiến trẻ sợ ăn, vì nghĩ đến việc ăn xong phải đi vệ sinh, và đau khi vệ sinh trẻ sẽ rất sợ hãi.
Tăng nguy cơ ung thư trực tràng hậu môn
Phân ở trẻ bị táo bón rất khô, chứa nhiều vi khuẩn gây hại và nhiều độc tố với lượng cao, trong đó có chứa nhiều chất gây ung thư. Việc làm lâu trong đại tràng làm tăng thời gian tiếp xúc các chất với niêm mạc trực tràng và tăng khả năng gây ung thư. Mặc dù rằng tình trạng này thường gặp ở người lớn, nhưng cũng không loại trừ khả năng mắc bệnh ở trẻ em.
Táo bón khiến trẻ phát triển không đồng đều cả về thể chất lẫn trí tuệ
Khi trẻ táo bón, trẻ rất hay bỏ bữa, biếng ăn, trẻ hay cáu gắt, khó chịu. Dẫn đến làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, các vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt này sẽ khiến trẻ phát triển chậm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần so với những trẻ bình thường khác.
Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng đã gây ra nhiều biến chứng lâu dài về sau, do đó nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn