Điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ là rất quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ cũng cần phải hết sức lưu ý để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em
- Một số loại thuốc có nguy cơ gây trầm cảm
- Điều trị bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh
Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ
Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ nhỏ
Với cuộc sống phát triển như hiện nay, con số người mắc bệnh trầm cảm được dự đoán đến năm 2020 lên đến 130 triệu người, trong đó chiếm tới 35% là trẻ nhỏ. Việc trẻ nhỏ mắc bệnh trầm cảm do rất nhiều nguyên nhân, điển hình nhất phải kể đến đó là:
Mâu thuẫn trong gia đình: những xung đột trong gia đình cũng là nguyên nhân khiến trẻ trầm cảm, lúc này trẻ sẽ hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình. Ví dụ như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị, “Tại sao mẹ (cha) lại sống với em mà không sống với mình?”, “Mẹ vì mình nên phải ly dị với cha!”. Ngoài ra, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người do đó thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ.
Áp lực học tập: Các bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình học giỏi, thông minh nên đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, giáo dục trẻ con từ sớm, bắt chúng học nhiều… chính những điều này vô tình tạo áp lực nên con trẻ, khi trẻ không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, tức giận, có khi phạt trẻ khiến con sợ hãi, không giám chia sẻ với cha mẹ.
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm, cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, khiến cho trẻ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng theo.
Nguyên nhân gây trầm cảm bắt nguồn từ vấn đề tâm lý, tinh thần của mỗi người. Biểu hiện thường thấy của bệnh đó là buồn chán, lo âu, mệt mỏi, không hứng thú với cuộc sống, kèm theo các bệnh lý trẻ em thường gặp khác…Trường hợp bị trầm cảm nặng có thể xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, nguy hiểm hơn đó là tự tử. Để trị bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ thì cần phải kết hợp giữa phương pháp điều trị tâm lý và uống thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc điều trị ở trẻ nhỏ cần chú ý tới nhiều vấn đề bởi nó có thể xảy ra những bất thường, khó kiểm soát được.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ nhỏ
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ cần phải hết sức lưu ý, tuyệt đối không được phép tự ý sử dụng thuốc cho dù đó là thuốc Tây Y hay bài thuốc Y học cổ truyền mà chưa được chỉ định của những người có chuyên môn.
Thuốc trị bệnh trầm cảm chủ yếu được sử dụng gồm có : SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc), SNRIs (serotonin và norepinephrine tái hấp thu các chất ức chế), MAOIs (thuốc ức chế monoamine oxidase) và tricyclics. Có hai loại thuốc chống trầm cảm được chấp thuận cho trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng điều trị chứng trầm cảm đó là thuốc Prozac (fluoxetine) cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và Lexapro (escitalopram) cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Điều quan trọng khi dùng thuốc chống trầm cảm nếu gặp một trong các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ và căng thẳng, kích động hoặc cảm giác bồn chồn, giảm tình dục, khô miệng, táo bón, mờ mắt hoặc buồn ngủ vào ban ngày… thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình biết, vì đây có thể là các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, liều lượng và những cảnh báo về tác dụng phụ.
Lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm cho trẻ
Trong trường hợp kết hợp cả liệu pháp tâm lý và uống thuốc để trị bệnh trầm cảm không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp điện (ECT) với người bệnh. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, tuy nhiên nếu áp dụng với trẻ em cần cân nhắc kỹ lượng. ETC có thể gây ra một số tác dụng phụ như hay nhầm lẫn, hay quên, mất trí nhớ và không xác định rõ phương hướng. Điều này cũng khá nguy hiểm với trẻ em vì cơ thể của trẻ còn khá non nớt cả về mặt nhận thức lần cơ thể.
Các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên khi dùng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong những tuần đầu điều trị với các triệu chứng như trầm cảm nặng hơn, suy nghĩ hoặc hành vi tự tử. Chúng bao gồm các thay đổi bất thường trong hành vi như mất ngủ, kích động.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn