Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Mẹo hay chữa cảm cúm tại nhà không cần uống kháng sinh

Mẹo hay chữa cảm cúm tại nhà không cần uống kháng sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chữa cảm cúm bằng các bài thuốc hiệu quả trong dân gian, dược liệu thiên nhiên có sẵn trong nhà góp phần giúp người bệnh tránh phải dùng kháng sinh.

Chữa trị cúm kéo dài bằng bài thuốc đơn giản
Chữa trị cúm kéo dài bằng bài thuốc đơn giản

Dược sĩ từng theo học Cao đẳng Dược cho biết, trong thời gian giao mùa cơ thể sẽ rất khó chịu và dễ bị cảm cúm ghé thăm, những lúc này người bệnh thường nghĩ ngay đến hỗ trợ từ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh có thể gây hiện tượng kháng thuốc trên vi khuẩn (nhờn thuốc). Người bệnh thường phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn loại trước nếu như bệnh không khỏi dứt điểm. vì vậy để ngăn ngừa phòng tránh bạn có thể tham khảo những bài thuốc chữa cảm cúm ngay tại nhà mà không cần phải dùng kháng sinh dưới đây nhé.

Chữa cảm cúm bằng cúc tần

Trong đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, được dùng trong chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.

  • Cách 1: Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
  • Cách 2: Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.

Chữa cảm cúm bằng cây tía tô

Cây tía tô dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng dễ kiếm, nó là một loại rau thơm hầu như không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình, bên cạnh đó đây cũng là loại cây chữa cảm cúm rất hiệu nghiệm.

Tía tô loại lá dân gian điều trị cúm rất hiệu nghiệm
Tía tô loại lá dân gian điều trị cúm rất hiệu nghiệm
  • Cách 1: Hái lá, cành non đem về rửa sạch, sau đó sắc lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được.
  • Cách 2: Ngoài ra, bạn có thể lấy lá, cành non giã nát, cho thêm ít rượu xoa cho nóng rồi đắp lên hai bên thận chữa mỏi lưng. Có thể dùng rễ sắc để uống. Cây cúc tần không chỉ dùng chữa cảm cúm mà còn có thể giúp cho tiêu hoá tốt và chữa được bệnh lỵ.

Chữa cảm cúm bằng tỏi tía

Tỏi tía là vị thuốc cổ truyền trong có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

Còn theo các chuyên gia ngành Y Dược theo học Cao đẳng Y dược cho biết, trong y học hiện đại hoạt chất chính trong tỏi là Allicin có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi, có khả năng diệt virus. Mặc dù tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, song người bệnh vẫn chưa biết cách dùng tỏi hiệu quả. Thói quen xào, nướng, nấu chín tỏi,… sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của tỏi.

Loại gia vị không thể thiếu chữa cúm vô cùng dễ kiếm
Loại gia vị không thể thiếu chữa cúm vô cùng dễ kiếm
  • Cách 1: Để điều trị cảm cúm bằng tỏi, người bệnh nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi uống với nước. Tuy nhiên, ăn tỏi tía sống ít có hiệu quả vì tiền chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển hóa dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa, mùi tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.
  • Cách 2: Người bệnh có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Để có hiệu quả cao, người bị cảm cúm có thể sử dụng các thực phẩm chiết lấy thành phần sinh học có trong tép tỏi và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhằm tránh mùi vị khó chịu và kích thích hô hấp khi ngủ.

Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng

Gừng trong y dược học Việt Nam có tính cay, nóng,.. thường được sử dụng điều trị một số bệnh như: huyết áp thấp, cảm cúm.

Vị cay ấm trong gừng đánh bay cơn cảm cúm
Vị cay ấm trong gừng đánh bay cơn cảm cúm

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.

Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi

Vỏ ngoài của quả bưởi có chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.

Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.

Chữa cảm cúm bằng hành ta

Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả mà rất dễ tìm thấy trong góc bếp mỗi gia đình mà chúng ta không thể bỏ qua.

Trợ thủ điều trị cảm cúm mà mình không thể bỏ qua
Trợ thủ điều trị cảm cúm mà mình không thể bỏ qua

Với bài thuốc giải cảm từ hành vô cùng đơn giản sẽ được Điều dưỡng viên tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn như sau: gạo tẻ 3 nắm nhỏ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Hy vọng bài viết hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tránh xa được cơn cảm cúm. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...