Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Công dụng của cây hạt sẻn trong các bài thuốc chữa bệnh

Công dụng của cây hạt sẻn trong các bài thuốc chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hạt sẻn hay còn được gọi gọi với tên thường gọi khác là cây sưng hay cây hoa tiêu…Trong Đông y hạt sẻn được xem là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Hạt sẻn được là loại cây chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước ta

Hạt sẻn được là loại cây chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước ta

Thông tin sơ lược về cây Hạt sẻn

Các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Hạt sẻn có tên khoa học là Zanthoxylum nitidum DC, thuộc họ Cam – Rutaceae. Hạt sẻn là một loại cây bụi, leo, có gai thường mọc hoang khá nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Cành vươn dài. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở chân, nhất là gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1 – 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.

Theo đông y, Hạt sẻn có tính ôn, vị cay, có độc, có tác dụng ôn trung, tán hàn, trục thấp, trợ hỏa, sát hồi trùng. Trị thổ tả, bụng lạnh đau, tẩy giun.

Một số thành phần hóa học có trong hạt sẻn

Theo chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết vỏ cành và rễ cây hạt sẻn chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol.

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây hạt sẻn

Công dụng của cây hạt sẻn trong các bài thuốc chữa bệnh

Công dụng của cây hạt sẻn trong các bài thuốc chữa bệnh

  • Trị sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tên hoàng lực hay rễ cây Sưng hay Huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp. Ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Chữa sốt, sốt rét, Thấp khớp Rễ chữa sốt, sốt rét, Thấp khớp : Ngày 6 – 12 g dạng sắc, ngâm rượu.
  • Chữa Đau răng Quả dùng ngoài, chữa Đau răng : Sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn, giã nát bôi.
  • Chữa ho, đau bụng, nôn mửa, tê bại, ỉa chảy, nhức răng, Thấp khớp, giun đũa Quả kích thích tiêu hoa, Chữa ho, ỉa chảy, đau bụng, nôn mửa, nhức răng, tê bại, Thấp khớp, giun đũa : Ngày 3g – 5g dạng sắc thành bột.

Qua bài viết này, hy vọng rằng với những thông tin cũng như bài thuốc của cây hạt sẻn do các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng mà cây gạo mang lại cho sức khỏe chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...