Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

Mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho bệnh nhân “Bị vỡ tử cung thai 18 tuần do chửa góc sừng tử cung/bệnh nhân mổ đẻ cũ 18 tháng”. Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa cứu thành công một sản phụ bị vỡ tử cung do dính vết mổ cũ

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa cứu thành công một sản phụ bị vỡ tử cung do dính vết mổ cũ

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa cứu thành công một sản phụ bị vỡ tử cung do dính vết mổ cũ

Theo nguồn tin tức Y Dược cập nhật, bệnh nhân Lê Thị L, (24 tuổi) trú tại xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương, được chuyển tuyến từ Bệnh viện ĐKKV Kim Xuyên đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Trên đường vận chuyển, bệnh nhân đã được các BS,ĐD Bệnh viện ĐKKV Kim Xuyên hồi sức và liên hệ trước với khoa Phụ Sản của Bệnh viện đa khoa tỉnh để biết tình trạng người bệnh. Sau khi nhận điện thoại, khoa Phụ Sản lập tức chuẩn bị sẵn sàng mổ cấp cứu như: đẩy máy siêu âm lên phòng mổ, mang hết trang thiết bị lên phòng mổ chờ sẵn bệnh nhân đến.

Bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng: lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được, da xanh niêm mạc nhợt… Được chẩn đoán vỡ tử cung thai 18 tuần do chửa góc sừng tử cung/mổ đẻ cũ 18 tháng-Sốc mất máu nặng, tiên lượng tử vong cao. Khi kíp mổ mở ổ bụng thấy tử cung đã bị vỡ ở góc sừng trái, hút ra gần 2000ml máu đông và máu cục. Các bác sĩ đã khẩn trương phẫu thuật khâu cầm máu bảo tồn tử cung, vừa hồi sức tích cực và truyền bổ sung 8 đơn vị máu. Với sự nỗ lực hết mình, kíp mổ đã thực hiện thành công ca mổ, cứu sống bệnh nhân. Hiện tại, sau 1 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Đây là một trường hợp may mắn được các bác sĩ Tây y ở bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu và chữa trị kịp thời. Nếu chậm trễ có thể nguy hại đến sức khỏe của người mẹ, vì thế sau khi sinh mổ nhất định mẹ phải để cơ thể phục hồi sau đó mới lên kế hoạch sinh con lần kế tiếp.

Mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

Mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

Mẹ sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp. Theo đó, nếu mẹ mang thai sớm hơn khoảng thời gian này có thể để lại các biến chứng nguy hiểm và sinh ra nhiều căn bệnh phụ nữ. Cụ thể:

Nguy cơ nứt vết mổ cũ

Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ từng phẫu thuật lấy thai với đường mổ dọc thân tử cung, phẫu thuật bóc tách nhân xơ tử cung, phẫu thuật khâu tử cung vỡ, thủng tử cung sau nạo phá thai… Tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 – 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nhau cài răng lược

Những trường hợp nhau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị nhau cài răng lược rất cao. Đối với những trường hợp này khi sanh cần phải mổ lại và nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu. Đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột… do bánh nhau xâm lấn vào những cơ quan này.

Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ

Hiện tượng thai bám vào sẹo của vết mổ lấy thai cũ là một dạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm như sản phụ tại tỉnh Tuyên Quang vừa giới thiệu ở trên. Mặt khác, những người đã từng phẫu thuật tử cung sẽ có sẹo ở mặt trước eo tử cung. Trong khi đó, quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh thường bám vào mặt trước tử cung nên có thể xảy ra trường hợp thai bám vào vết sẹo này. Có thể chia thành hai trường hợp: bám một phần ở sẹo hoặc cấy hoàn toàn vào trong lớp sẹo. Trong trường hợp thứ hai, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung rồi xuyên vào bàng quang. Đối với những trường hợp này cần phải bỏ thai với điều trị nội khoa và hút thai. Đôi khi chảy máu nhiều cần phải cắt bỏ tử cung để cứu người phụ nữ.

Mẹ mang thai sớm sau khi sinh mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Mẹ mang thai sớm sau khi sinh mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Ngoài các biến chứng nguy hiểm trên, thai phụ cũng có thể gặp phải nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non, xuất huyết…Con sinh ra có thể bị vàng da, nhẹ cân, sinh non, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên. Vì thế khi phát hiện mình mang thai trong vòng 1-2 năm sau khi sinh mổ, thai phụ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...