Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Mẹ bầu mang thai bị nhiễm Covid-19 có lây cho con hay không?

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm Covid-19 có lây cho con hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì nhiều mẹ bầu đang mang thai vô cùng lo lắng không biết liệu virus SARS-CoV-2 có lây từ mẹ sang con hay không?

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm Covid-19 có lây cho con hay không?

Mẹ bầu mang thai bị nhiễm Covid-19 có lây cho con hay không?

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS. Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Hiện chưa có bằng cứ khoa học để chứng minh virus SARS-CoV-2 có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên theo quy luật chung, không chỉ bệnh do virus SARS-CoV-2, mà cả với virus cúm hay dịch bệnh khác, thì việc ảnh hưởng đến thai thông thường ở giai đoạn rất sớm, trong những tuần đầu, 3 tháng đầu. Những ảnh hưởng đó là hậu quả, chứ không phải trực tiếp. Theo đó, dấu hiệu ảnh hưởng đầu tiên có thẳ gặp là sốt, đây là triệu chứng đa số khi nhiễm COVID-19 đều mắc phải. Nếu nhiệt độ quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, nếu bị sốt, bắt buộc phải uống hạ sốt, không để sốt kéo dài.

Bên cạnh đó, độc tố của các loại virus thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai theo quy luật “tất cả hoặc là không”. Tất cả nghĩa là thai có thể hỏng do ảnh hưởng của độc tố quá mạnh. Còn không thì có nghĩa là không bị làm sao. Đặc biệt, SARS-CoV-2 thường gây ra viêm phổi rất nặng. Trong khi đó, đối với phụ nữ có thai, hệ miễn dịch tương đối giảm. Nếu bị viêm phổi dễ sẽ dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai như: Thai chết lưu, gián đoạn sự phát triển của thai kỳ khiến dị dạng.

Tuy rằng hiện nay chưa có bằng chứng nào cho rằng COVID-19 có thể lây trực tiếp từ mẹ sang con khi người mẹ mang thai, nếu có ảnh hưởng sẽ là gián tiếp thông qua các ảnh hưởng như trên. Cũng theo PGS.TS Trần Danh Cường, phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, vẫn phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời các bà mẹ cũng phải thực hiện triệt để các biện pháp được khuyến cáo để phòng tránh COVID-19 như: Tránh đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh nơi ở.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với bú mẹ khi mẹ mắc COVID-19

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với bú mẹ khi mẹ mắc COVID-19

Mặc dù chưa có bằng chứng Covid-19 có thể lây từ mẹ sang con nhưng tuyệt đối người mẹ cũng không nên chủ quan, thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như hướng dẫn chăm sóc cho con bú sau khi sinh.

Để mẹ có thể cho trẻ bú an toàn, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chia sẻ trên trang tin tức Y tế về hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với bú mẹ khi mẹ mắc COVID-19 như sau:

  • Mẹ thuộc diện nghi ngờ, có thể hoặc xác định mắc COVID-19 vẫn nuôi trẻ theo khuyến cáo chung dành cho trẻ nhỏ (bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu) song song với thực hành các biện pháp cần thiết để phòng ngừa lây nhiễm.
  • Nếu mẹ xác định mắc COVID-19 và có triệu chứng hô hấp phải mang khẩu trang y tế khi cho trẻ bú mẹ và chăm sóc theo phương pháp Kangaroo, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc trẻ, thường xuyên rửa và sát khuẩn các bề mặt đã chạm vào.
  • Nếu mẹ mắc COVID-19 nặng hoặc bị các biến chứng của bệnh, không thể cho trẻ bú trực tiếp thì nên vắt sữa mẹ và đảm bảo an toàn khi chuyển sữa này cho con.
  • Mẹ và con vẫn nên được thực hiện tiếp xúc da kề da, được ở cạnh nhau, chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, đặc biệt là bú mẹ ngay sau sinh, dù mẹ đang nghi ngờ, có thể hoặc xác định mắc COVID-19.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá có thể giúp trẻ phòng được nhiều bệnh trẻ em sau này, vì thế mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mắc các bệnh về đường hô hấp cần thực hiện các khuyến cáo để hạn chế tình trạng lây nhiễm cho trẻ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...