Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Dược sĩ phải nắm bắt tốt danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn

Dược sĩ phải nắm bắt tốt danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bộ Y tế đã ban hành quy chế về điều trị ngoại trú, để đảm bảo an toàn việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân thì Dược sĩ bắt buộc phải thuộc 30 loại thuốc kê đơn

Dược sĩ phải nắm bắt tốt danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn

Dược sĩ phải nắm bắt tốt danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn

Điều trị ngoại trú với những quy chế kê đơn thuốc

Bộ Y tế đã ban hành Công văn số: 1517/BYT-KCB _V/v vào ngày 06 tháng 3 năm 2008 về Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế )

Một danh mục được cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lý Ngọc Kính ký ban hành về 30 nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Danh mục này bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện, gây mê, giảm đau, chống viêm, trị lao, sốt rét…

Trang tin tức Y Dược cho biết, so với các danh mục cũ, danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn đã tăng 18 nhóm thuốc. Trước đây các nhóm thuốc cũ được bán tự do nhưng có nhiều loại thuốc đã gây ra phản ứng trong quá trình sử dụng nên cần phải có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc khi sử dụng. Các nhóm thuốc mới đã được đưa vào danh mục này bao gồm: thuốc điều trị sán lá, giun chỉ, dung dịch truyền tĩnh mạch (với tất cả dung dịch, thay cho trước đây chỉ có một số dung dịch truyền có yêu cầu kê đơn)…

Theo quy chế mới thì Bộ Y tế đã yêu cầu không kê đơn thuốc có sản phẩm thực phẩm chức năng. Yêu cầu nữa là đơn thuốc phải được viết rõ ràng, dễ đọc và chính xác, với đầy đủ các mục in trong đơn thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị ngoại trú với những quy chế kê đơn thuốc

Điều trị ngoại trú với những quy chế kê đơn thuốc

30 nhóm thuốc kê đơn được lên danh mục

Đây là danh sách 30 loại dược phẩm bắt buộc phải kê đơn đã được Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp nhu sau:

Thuốc gây nghiện;

  1. Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
  2. Thuốc gây mê;
  3. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol;
  4. Thuốc điều trị bệnh Gút;
  5. Thuốc cấp cứu và chống độc;
  6. Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá;
  7. Thuốc kháng sinh;
  8. Thuốc điều trị virút;
  9. Thuốc điều trị nấm;
  10. Thuốc điều trị lao;
  11. Thuốc điều trị sốt rét;
  12. Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine);
  13. Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch;
  14. Thuốc điều trị parkinson;
  15. Thuốc tác động lên quá trình đông máu;
  16. Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử;
  17. Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu;
  18. Thuốc dùng cho chẩn đoán;
  19. Thuốc lợi tiểu;
  20. Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton;
  21. Hoc môn (corticoide, insulin và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ thuốc tránh thai);
  22. Huyết thanh và globulin miễn dịch;
  23. Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
  24. Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp;
  25. Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non;
  26. Thuốc điều trị hen;
  27. Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá)
  28. Thuốc điều trị rối loạn cương;
  29. Dung dịch truyền tĩnh mạch.

30 nhóm thuốc kê đơn được lên danh mục

30 nhóm thuốc kê đơn được lên danh mục

Cao đẳng Y Dược Hà Nội liên tục khai giảng các lớp Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược, Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng kỹ thuật Vật lý trị liệu. Thí sinh nhanh chóng liên hệ nộp hồ sơ vào giờ hành chính tất cả các ngành trong tuần.

Nếu bạn yêu thích ngành Dược nói riêng và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, hãy nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược sớm nhất về địa chỉ: Số 4 Trần Phú – Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội – Tư vấn tuyển sinh: 02466.55.65.75 – 0989.55.99.63

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Khàn giọng kéo dài cảnh báo bệnh lý gì?

Khàn giọng kéo dài không chỉ là biểu hiện tạm thời của các bệnh lý ...