Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị hạ đường huyết?

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị hạ đường huyết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hạ đường huyết có thể khiến chóng mặt, lo lắng, nếu như không phát hiện và có cách xử lý kịp thời có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị hạ đường huyết?

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Theo các chuyên gia Y Dược học Việt Nam, hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết ở cả những người không bị tiểu đường.

Khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế hạ đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương não, thậm chí hôn mê gây tử vong.

Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết thường gặp

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết, đối với người bệnh điều trị bằng insulin, hạ đường huyết có thể do nguyên nhân sau đây:

  • Quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do: loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân…); chườm nóng sau khi tiêm insulin.
  • Sai lầm về chế độ ăn:
  • Ăn quá chậm sau tiêm insulin.
  • Ăn không đủ. Thiếu bữa ăn phụ.
  • Bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.
  • Hoạt động thể lực không thường xuyên.

Theo tin tức Y Dược, đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân sau:

  • Uống quá liều.
  • Uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.

Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết thường gặp

Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết thường gặp

Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là gì?

Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương (giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, hạ đường huyết ở các trường hợp khác nhau có biểu hiện không giống nhau, tùy theo từng mức độ. Biểu hiện của hạ đường huyết ở từng mức độ như sau:

Mức độ nhẹ: Người bệnh bị hạ đường huyết cảm thấy đói cồn cào, đau bụng, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Mức độ trung bình: Có biểu hiện về thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, lú lẫn, dễ bị kích động.

Trường hợp nặng: Người bị hạ đường huyết trường hợp nặng có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động.

Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết

Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết

Nên làm gì khi bị hạ đường huyết?

– Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi tỉnh táo hơn thì nên ăn một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Sử dụng máy đo đường huyết hoặc các sản phẩm hỗ trợ kiểm tra đường huyết để biết chính xác mức đường huyết suy giảm.

– Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, uống súp hoặc một cốc nước đường.

– Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và chế độ ăn uống hằng ngày.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng của sóng siêu âm trong vật lý trị liệu

Trong Y khoa, người ta sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần đưa ...